Gặp họa vì 'răng sứ thẩm mỹ'

Hình ảnh chất hàn thừa vùng răng 21, nang xương hàm trên vùng cửa. Ảnh: BVCC
Hình ảnh chất hàn thừa vùng răng 21, nang xương hàm trên vùng cửa. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang mới điều trị cho một bệnh nhân nữ bị biến chứng nang xương hàm sau khi bọc răng sứ.

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, bọc răng sứ là phương pháp đang được nhiều người ưa chuộng do mang lại 1 hàm răng đẹp chỉ trong 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu không cẩn thận, có thể gặp một số rủi ro không mong muốn như: hôi miệng, viêm tủy không hồi phục, viêm quanh cuống cấp, nguy hiểm nhất là nang xương hàm.

Gần đây, Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện tiếp nhận 1 nữ bệnh nhân N..H (36 tuổi, địa chỉ tại Lạng Giang, Bắc Giang), đi khám do có khối sưng cục không đau, vùng răng cửa hàm trên.

Sau khi được thăm khám và chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện vùng răng cửa hàm trên có khối phồng kích thước 3x2cm, sờ căng tức, có dấu hiệu bóng nhựa, răng giả từ răng 14 - 24 (8 chiếc răng) .

Ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt nang răng vùng cửa hàm trên.

Theo bác sĩ Lê Thị Hà, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt cho biết: “Nang là một hốc bệnh lý trong xương hàm có chứa dịch loãng hoặc nửa loãng hoặc khí, được lót bằng lớp tế bào biểu mô nhưng không phải luôn luôn có. Nang xương hàm được tạo thành bởi nguyên nhân do răng hoặc không do răng và các loại nang bẩm sinh, trong đó nang xương hàm do răng là một tình trạng bệnh lý phổ biến nhất, thường gặp nhất trên lâm sàng".

Bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo: Làm răng sứ thẩm mỹ chỉ nên thực hiện ở những răng không có nhiều sai lệch xương. Với răng nhiễm Tetra nặng, răng đã điều trị tủy hoặc tổn thương nhiều tổ chức cứng của răng thì nên thực hiện ở những cơ sở uy tín, có kinh nghiệm.

Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm mặt, người bệnh cần thăm khám bác sĩ kịp thời để phát hiện sớm khối u hàm mặt. Tránh tình trạng để u nang hàm phát triển gây ra những triệu chứng nặng và gây biến dạng khuôn mặt.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...