Gắn quốc phòng với phát triển kinh tế - cần quy định rõ điều kiện

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thảo luận về Dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) tại Quốc hội (QH) ngày 14/11, đa số các đại biểu QH nhất trí với việc quy định kết hợp quốc phòng với kinh tế.

Theo Tờ trình của Chính phủ, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật Quốc phòng năm 2005 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng chưa được thể chế và cụ thể hóa. 

Ban soạn thảo dự án Luật cũng cho biết, đa số ý kiến của cơ quan, tổ chức, địa phương đều kiến nghị, đề xuất cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc kết hợp củng cố, tăng cường quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội…Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và an ninh của QH đề nghị cần nghiên cứu, làm rõ nội hàm của sự kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội và những điều kiện, nguyên tắc cơ bản của sự kết hợp để bảo đảm tính khả thi của điều luật.

Kinh tế mạnh thì quốc phòng mới mạnh

Theo đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội), ông hoàn toàn nhất trí và ủng hộ việc quân đội làm kinh tế. Lấy dẫn chứng cho điều này, ĐB Trí cho biết tại Viện Quân y 103 đã xây mới toàn bộ, và dường như vốn hoàn toàn từ bộ đội làm kinh tế. “Theo tôi, nếu được như thế thì tốt, đỡ cho ngân sách nhà nước”, ĐB Trí nhấn mạnh. Tuy nhiên, ĐB Trí cũng cho rằng, cần cẩn trọng trong vấn đề này. Nếu cần dùng để đảm bảo an ninh quốc phòng thì ưu tiên còn không thì cũng nên cân nhắc và tính toán kỹ. 

Còn ĐB Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho hay, thời gian qua dù có việc này, việc kia nhưng quốc phòng tham gia hoạt động kinh tế đã có đóng góp rất nhiều cho ngân sách nhà nước, giúp ngân sách giảm chi cho quốc phòng. Trong khi đó, ĐB Sùng Thìn Cò (Hà Giang) khẳng định vấn đề bộ đội làm kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chứ không riêng quân đội. ĐB nhấn mạnh, kinh tế mạnh thì quốc phòng mới mạnh, còn kinh tế yếu kém thì quốc phòng cũng yếu kém.

Tán thành quan điểm trên, nhưng ĐB Nguyễn Quốc Hưng (Đoàn Hà Nội) đề nghị riêng đối với Điều 16 của dự thảo Luật cần cụ thể hóa, rõ ràng hơn vấn đề quân đội làm kinh tế, kết hợp kinh tế với quân đội. Bởi nhiệm vụ chính của quốc phòng là bảo vệ Tổ quốc chứ không phải nhiệm vụ chính của quốc phòng là làm kinh tế. “Theo Điều 16 quy định, Bộ Quốc phòng gần như quản lý chủ trì hết các vấn đề.  Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan lập kế hoạch, củng cố tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế. Tiếp theo các cơ quan khi tổ chức xây dựng, quy hoạch kế hoạch dự kiến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương mình, ngành mình cũng phải kết hợp với quốc phòng, đặc biệt phải có sự tham gia thẩm định của Bộ Quốc phòng về những nội dung có liên quan. Sau đó các cơ quan tổ chức cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh… đều phải kết hợp với Quốc phòng. Trong điều này cần phải nói rõ, không thì quốc phòng sẽ bao trùm hết tất cả mọi vấn đề”, ĐB Hưng đề nghị.

Thượng tướng Lê Chiêm
Thượng tướng Lê Chiêm

Cấm lợi dụng phát triển kinh tế quốc phòng để tạo lợi ích nhóm

ĐB Hưng cũng hoan nghênh việc Bộ Quốc phòng trong thời gian tới sẽ có lộ trình giảm bớt những đơn vị quân đội làm kinh tế mà chỉ để lại những ngành nghề, lĩnh vực thực sự quân đội cần thiết. “Hiện nay có thực tế các đơn vị quân đội sử dụng nguồn lực của quân đội, nhân lực, vật lực rồi các ưu thế khác để làm kinh tế. Ví dụ như những ngành nghề xây dựng, kinh doanh… Chắc chắn quân đội  tham gia có những điều kiện tốt hơn nhưng tôi nghĩ phải rõ những lĩnh vực nào mà quân đội làm, còn những lĩnh vực nào quân đội thôi”, ông Hưng nói.

Khẳng định việc quốc phòng phải gắn kinh tế, ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cũng đề nghị trong các hành vi bị cấm cần bổ sung thêm quy định về việc cấm lợi dụng phát triển kinh tế quốc phòng để tạo lợi ích nhóm, cạnh tranh không lành mạnh; sử dụng đất đai, phương tiện kỹ thuật, nguồn lực quốc phòng không đúng mục đích. Còn ĐB Nguyễn Thanh Xuân đề xuất phải có cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh đầu tư dàn trải.

Khẳng định quốc phòng gắn với kinh tế là “bất di, bất dịch”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm cho hay tất cả các dự án lớn đều phải kết hợp kinh tế - quốc phòng. Tuy nhiên, các dự án đều phải thông qua thẩm định theo phân cấp cụ thể từ huyện, tỉnh đến cấp bộ. Về lâu dài, các doanh nghiệp của quốc phòng chỉ làm kinh tế đơn thuần, không có yếu tố quốc phòng sẽ phải thay đổi hình thức hoạt động. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn nhà nước có điều kiện phát triển tốt thì sẽ cổ phần hóa, còn các doanh nghiệp yếu kém thì phải giải thể. 

Bổ sung quy định về chiến tranh không gian mạng

So với Luật hiện hành, dự thảo Luật bổ sung nhiều quy định liên quan đến chiến tranh không gian mạng. Theo ban soạn thảo, từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới, những năm gần đây và dự báo chiến tranh trong tương lai, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng… sẽ được sử dụng là chủ yếu, ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến tranh. 

Mặt khác, thế giới đã và đang có nhiều thay đổi khó lường về phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến... để tiến hành chiến tranh. Nhằm chủ động ngăn ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi và đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược nếu xảy ra, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Quốc phòng tạo hành lang pháp lý đầy đủ và cao hơn nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Do đó, tại Điều 9 của dự thảo Luật quy định về phòng thủ quân khu đã quy định xây dựng kế hoạch, phương án và chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị thuộc quyền, phối hợp với cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo nhiệm vụ được giao. Thảo luận về dự án Luật, nhiều ĐBQH bày tỏ tán thành với việc bổ sung này.

Tin cùng chuyên mục

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Đọc thêm

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.