Gần 3.548.000 ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới, Malaysia phong tỏa toàn quốc 2 tuần từ ngày 1/6

Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Ảnh: Reuters.
Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Ảnh: Reuters.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ 30 sáng 30/5, trên thế giới có tổng cộng 170.610.467 ca mắc COVID-19 và 3.547.873 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi hiện là 152.584.125 ca.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với 34.034.946 ca mắc và 609.420 ca tử vong, tiếp đến là Ấn Độ với 27.893.472 ca mắc và 325.998 ca tử vong, Brazil với 16.471.600 ca mắc và 461.142 ca tử vong.

Tại Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 tại Campuchia tiếp tục đáng lo ngại mặc dù mức độ lây nhiễm có giảm.

Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia, bà Or Vandine, thông báo: "Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Campuchia vẫn trong giai đoạn phải hết sức lưu ý và đề phòng. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan hằng ngày đặc biệt là thủ đô Phnom Penh."

Theo công bố của Bộ Y tế Campuchia ngày 29/5, Campuchia phát hiện 588 ca mắc mới COVID-19 trong đó 568 trường hợp lây nhiễm cộng đồng, 20 ca mắc phát hiện khi nhập cảnh.

Cho đến nay, Campuchia đã phát hiện 28.825 ca mắc COVID-19, 21.315 đã khỏi bệnh và 203 ca tử vong.

Trong khi đó, Malaysia chứng kiến dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với số ca nhiễm theo ngày vượt 8.000, đẩy tổng số ca nhiễm lên khoảng 550.000 với 2.550 ca tử vong.

Số ca mắc mới đã lên đến mức báo động 8.290 ca vào ngày 28/5. Đây lần đầu tiên số ca mắc tại Malaysia vượt quá 8.000 ca/ngày và là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Malaysia cũng phát hiện hơn 1 nghìn ổ dịch COVID-19 ở nơi làm việc chỉ trong vòng 4 tháng qua. Những ổ dịch này có liên quan tới hơn 129 nghìn ca mắc mới.

Tính đến nay, Malaysia ghi nhận hơn 541 nghìn ca mắc COVID-19, với hơn 2.400 ca tử vong.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã thông báo quyết định phong tỏa toàn quốc từ 1/6. Theo Hãng thông tấn quốc gia Bernama của Malaysia, lệnh phong tỏa sẽ kéo dài 2 tuần từ ngày 1 đến 14/6/2021 đối với tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội. Chỉ những dịch vụ cần thiết theo quy định được duy trì.

Thủ tướng Muhyiddin cho biết: "Số ca bệnh mới hằng ngày gần đây cho thấy xu hướng tăng mạnh, năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 của các bệnh viện trên toàn quốc đang giảm xuống".

Nếu giai đoạn này thu lại kết quả trong việc giảm số ca lây nhiễm COVID-19, kế hoạch phong tỏa sẽ bước vào giai đoạn 2 gồm 4 tuần mở cửa hạn chế cho một số ngành kinh tế không đòi hỏi tập trung đông người. Tuy nhiên tất cả quyết định phải chờ xem diễn tiến dịch có được cải thiện hay không.

Trong khi đó, Chính phủ Malaysia sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine. Dự kiến từ tháng 6 tới, tốc độ tiêm chủng tại Malaysia sẽ được nâng lên mức 150.000 liều/ngày. Hiện tổng số vaccine Malaysia mua được của Pfizer là 44,8 triệu liều, đủ để tiêm cho 70% dân số.

Giới chức y tế Malaysia cũng vừa đưa ra khuyến cáo người dân đeo 2 khẩu trang để phòng dịch COVID-19. Theo Bộ Y tế Malaysia, khi đeo 2 khẩu trang, người dân nên kết hợp sử dụng khẩu trang y tế và khẩu trang vải để có thể ngăn chặn hiệu quả virus SARS-CoV-2 gấp 2 lần. Tuy nhiên, người dân tránh đeo hai chiếc khẩu trang cùng loại hoặc không cần thiết đeo 2 khẩu trang N95 vì loại khẩu trang này "đạt tiêu chuẩn vàng" khi nó có thể bịt kín mặt và lọc tới 95% số hạt bụi. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.