Gần 2.000 bệnh nhân COVID-19 ở TP HCM được xuất viện trong một ngày

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong ngày 26/7 có thêm 1.955 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 16.659 người.

TP HCM hiện đang điều trị cho 37.714 bệnh nhân COVID-19, trong đó 696 bệnh nhân diễn biến nặng, đang thở máy và 13 bệnh nhân phải can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO). Cộng dồn đến nay, thành phố ghi nhận 698 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Theo HCDC cho biết, thành phố hiện có 38 chuỗi lây nhiễm đã được khoanh vùng, giám sát. Một chuỗi lây nhiễm mới vừa được phát hiện tại khu dân cư quận Tân Bình.Tính cộng dồn đến nay có 698 bệnh nhân tử vong.

Cũng theo HCDC, tất cả 38 chuỗi lây nhiễm đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt. Tuy nhiên thành phố mới ghi nhận thêm một chuỗi lây nhiễm mới tại khu dân cư quận Tân Bình.

Thành phố cũng đã triển khai chiến dịch tiêm đợt 5 cho 15 nhóm đối tượng ưu tiên. Các điểm tiêm chủng chỉ thực hiện 120 người/ngày để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng và phòng chống COVID-19. Bệnh nhân có bệnh lý nền, người trên 65 tuổi sẽ tiêm tại bệnh viện. Các nhóm đối tượng khác sẽ tiêm tại các điểm tiêm tại phường xã...

Cùng với đó, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 đến 1/8. Từ 26/7, sau 18h, người dân không ra đường, hoạt động trên địa bàn thành phố cũng tạm dừng tới 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...