Fidel Castro- Huyền thoại bất tử

lFidel Castro – Huyền thoại bất tử
lFidel Castro – Huyền thoại bất tử
(PLO) - Sự ra đi của Lãnh tụ Cách mạng Cuba kiệt xuất Fidel Castro đã để lại sự tiếc thương sâu sắc trong lòng người dân Cuba, người dân Việt Nam cũng như người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Cho đến nay, ông vẫn luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.

Đài tưởng niệm Jose Marti  - nơi uy nghiêm nhất tại La Habana và là một trong những biểu tượng lịch sử của Cuba- là nơi tạm thời đặt di hài của Fidel Castro. Trong nhiều thập kỷ, nơi đây chứng kiến nhiều cuộc biểu tình lớn ủng hộ cách mạng và Lãnh tụ Castro đã có nhiều bài phát biểu quan trọng nhất tại đây. 

Ngày 29/11, một lễ viếng tập thể vào lúc 19h00 được tổ chức tại quảng trường để người dân Cuba từ biệt vị Lãnh tụ đáng kính của mình. Tro cốt của Lãnh tụ Fidel Castro sau đó được chuyển đến Santiago de Cuba - cái nôi của Cách mạng Cuba, cách thủ đô La Habana khoảng 1.000 km. Chuyến đi này tái hiện hình ảnh của Lãnh tụ Filel Castro từ một người chỉ huy du kích trẻ tuổi trở thành người dẫn dắt cuộc Cách mạng Cuba đi đến thắng lợi năm 1959.  Cuối cùng, sau 9 ngày cử hành tang lễ quốc gia, tro cốt của nhà lãnh đạo cách mạng sẽ được đặt tại nghĩa trang Santa Ifigenia vào ngày 4/12 sau một lễ viếng tập thể khác tại Quảng trường “Antonio Maceo” ở Santiago de Cuba. 

Toàn thế giới tiếc thương

Từ Venezuela, Tổng thống Nicolás Maduro khẳng định Fidel Castro là con người vĩ đại, người thầy là người đã cùng với cố Tổng thống Hugo Chavez kiến tạo mô hình hội nhập khu vực, dựa trên tình đoàn kết, sự bổ trợ, đối xử công bằng và nhân văn. Fidel đã đi vào lịch sử nhân loại như một lãnh tụ luôn chiến đấu vì nhân phẩm và độc lập chủ quyền quốc gia và ông là một huyền thoại bất tử. 

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố “lịch sử sẽ ghi nhận và phán xét” về tác động của nhà lãnh đạo Fidel Castro đối với thế giới. Ông Obama nhấn mạnh rằng trên cương vị Tổng thống, ông đã làm việc tích cực để mở ra một chương mới trong quan hệ với Cuba. 

Bộ Ngoại giao Brazil ra thông cáo khẳng định Lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel là một trong những chính khách nổi tiếng nhất thế kỷ XX và khi đề cập tới lịch sử châu Mỹ sẽ không thể không nhắc tới Fidel. 

Bộ Ngoại giao Argentina cũng ra thông cáo bày tỏ lấy làm tiếc trước sự ra đi của Lãnh tụ Fidel, đồng thời đánh giá ông “là người đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thế kỷ XX”. Trong khi đó, cựu Tổng thống trung tả Cristina Fernandez  tuyên bố Fidel cùng với nhân dân Cuba đã đi vào lịch sử của nhân loại và là biểu tượng của phẩm giá và chủ quyền.

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cũng gửi lời chia buồn tới Chủ tịch Cuba Raul Castro, đồng thời bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ của Lãnh tụ Fidel đối với tiến trình hòa bình ở nước này. Về phần mình, thủ lĩnh tối cao của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) Rodrigo Londoño bày tỏ Fidel là một trong những con người vĩ đại nhất của châu Mỹ và thế giới. Ông Londoño khẳng định thỏa thuận hòa bình vừa đạt được với Chính phủ Colombia để tưởng nhớ Lãnh tụ Fidel.

Tổng thống Ecuador Rafael Correa tuyên bố Fidel là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ XX và vị lãnh tụ Cuba sẽ sống mãi trong lòng nhân dân thế giới, người đã minh chứng cho việc xây dựng một thế giới khác là hoàn toàn có thể, đó là thế giới của sự công bằng xã hội, của độc lập, chủ quyền.

Tổng Thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) Luis Almagro cũng bày tỏ sự tôn trọng và lời chia buồn tới La Habana trước sự ra đi của “lãnh tụ cuộc Cách mạnh Cuba”. Tổng Thư ký Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) Ernesto Samper kêu gọi người dân Mỹ Latinh cùng gìn giữ tư tưởng và sự chỉ bảo của Lãnh tụ Fidel, cũng như tiếp tục theo đổi những chính sách tiến bộ tại khu vực, chiến đấu để bảo vệ những thành quả xã hội đã đạt được ở Tây bán cầu.

Trong một bức điện chia buồn gửi đến Chủ tịch Cuba Raul Castro, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ca ngợi lãnh tụ Fidel là “biểu tượng của một thời đại trong lịch sử thế giới hiện đại”, là “một người bạn chân thành và đáng tin cậy của nước Nga”. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh lãnh tụ Fidel đã luôn đấu tranh để xây dựng “một đất nước Cuba tự do và độc lập” và trở thành “một thành viên có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế, khơi gợi cảm hứng đối với nhiều quốc gia và dân tộc”. Ông ca ngợi vị tổng tư lệnh của Cuba là “một nhân vật mạnh mẽ và uyên bác, luôn hướng đến tương lai với sự tin tưởng”, đồng thời khẳng định “những ký ức về lãnh tụ Fidel mãi sống trong tim của người dân Nga”.

Cuộc tiếp khách quốc tế cuối cùng của đồng chí Fidel Castro là dành cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các vị khách Việt Nam.
Cuộc tiếp khách quốc tế cuối cùng của đồng chí Fidel Castro là dành cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các vị khách Việt Nam. 

Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Sự ra đi của Fidel Castro là một mất mát lớn lao không chỉ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba, mà còn để lại nỗi tiếc thương vô hạn đối với những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam. 

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, Cuba và vị Lãnh tụ Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi và khát vọng vươn tới tự do, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam luôn dành cho nhân dân Cuba, cho vị Lãnh tụ Fidel Castro niềm tin yêu, sự khâm phục và đồng cảm sâu sắc. 

Trong lịch sử, Cuba là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12/1961), là nước đầu tiên thành lập Ủy ban đoàn kết với Việt Nam (tháng 9/1963), là nước đầu tiên và duy nhất lập Sứ quán bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng (tháng 7/1967). Những năm đó, Cuba khó khăn, đời sống nhân dân gặp nhiều thiếu thốn, có kẻ ác ý tung tin dân Cuba thiếu đường, thiếu sữa là vì có bao nhiêu Fidel gửi cả cho Việt Nam. Nhưng trong một cuộc mít-tinh quần chúng với hàng chục vạn người tham gia tại thủ đô La Habana, Fidel Castro đã nói: “Đáng tiếc là chúng ta – những người Cuba – không có đủ đường sữa để gửi cho nhân dân Việt Nam, chứ nếu có, không những đường sữa mà cả máu chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng cho nhân dân Việt Nam”. 

Năm 1967 được Cuba đặt tên là “Năm Việt Nam Anh hùng”. Năm 1972, đê điều ở miền Bắc Việt Nam trở thành mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ, Cuba đã lấy ngày 28/8/1972 làm “Ngày đê điều” và phát động chiến dịch tuyên truyền mới tố cáo tội ác đế quốc. Fidel một lần nữa khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, niềm tin của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là vô điều kiện và tuyệt đối”. 

Tháng 9/1973, Fidel là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc, đem đến cho chiến sỹ và nhân dân Việt Nam lời động viên chiến đấu và lời hứa đóng góp thực hiện mong ước của Bác Hồ xây dựng Việt Nam 10 lần to đẹp hơn. Hình ảnh vị Tổng Tư lệnh với bộ quân phục màu xanh ôliu đứng trên nóc một lô cốt cũ của địch, phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, là sự cổ vũ vô cùng to lớn đối với đồng bào chiến sĩ ta lúc đó. 

“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” cũng là câu nói chí tình, chí nghĩa của Fidel trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này. Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, câu nói ấy đã làm rung động bao trái tim của nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam, cũng như hàng triệu người có lương tri trên thế giới. Câu nói đó thực sự phát ra từ trái tim của Fidel và nhân dân Cuba, cùng với sự giúp đỡ hết lòng của Cuba là một nguồn động viên vô cùng to lớn đối với nhân dân Việt Nam giữa lúc bom đạn ác liệt, khó khăn đủ bề vì cuộc chiến tranh kéo dài. Càng quý hơn khi chúng ta biết được lúc đó đất nước Cuba đang chịu sự cấm vận, cũng khó khăn mà vẫn sẵn lòng giúp chúng ta vô điều kiện với một tình cảm anh em ruột thịt. Fidel và nhân dân Cuba đã xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam như của chính mình.

Cũng trong chuyến thăm lần đầu tiên này của Fidel đến Việt Nam, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi (tại Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (tại Đồng Hới, Quảng Bình), Đường Xuân Mai, Trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh; giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ Đại học và cao học và vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập LHQ…. Sự nhường cơm sẻ áo chí tình này thật nghĩa hiệp và đúng lúc. 

Phát huy những tình cảm quý báu giữa Đảng và nhân dân hai nước, trong hơn nửa thế kỷ qua, bất chấp những biến động của tình hình chính trị thế giới, tình đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị thắm thiết Việt Nam - Cuba vẫn không ngừng được củng cố, trở thành mẫu mực của tình cảm thủy chung, trong sáng, là tài sản vô giá mà hai Ðảng và nhân dân hai nước luôn giữ gìn, vun đắp.

Chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân:

“Những người Việt Nam luôn khắc sâu trong trái tim mình câu nói bất hủ của đồng chí Fidel Castro rằng:“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Người dân Việt Nam một lần nữa xin khẳng định lại tình đoàn kết chiến đấu kiên định trước sau như một với những người cộng sản và nhân dân Cuba anh em.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, đồng chí Fidel Castro sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh hùng và trong trái tim các dân tộc anh em trên thế giới.

Kính thưa đồng chí Fidel Castro, xin tiễn biệt đồng chí, người anh em vô cùng thân thiết quý mến về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Viva Cuba, Viva Fidel”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 tại TP HCM

(PLVN) - Buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước diễn ra sáng nay, 27/4. Trời TP HCM phong quang, gió nhẹ. Các đoàn, khối lần lượt tiến qua lễ đài chính, trực thăng mang theo cờ Tổ quốc bay lượn và tiêm kích trổ tài trên bầu trời trong ánh mắt đầy ngưỡng mộ, tự hào của hàng vạn người dân và du khách có mặt tại TP HCM, cũng như ánh mắt của muôn người Việt theo dõi qua màn hình ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài...

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Tối 26/4, trong không khí hân hoan của cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 – 27/4/2025). Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không khí hào hùng nhắc nhớ những ngày tháng 4 lịch sử ở TP HCM

TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc ngập tràn trên mọi con đường, góc phố.
(PLVN) - Những ngày cuối tháng Tư, mọi con đường, góc phố TP HCM khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của sắc đỏ, sắc vàng – màu cờ Tổ quốc. Trong không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, rất nhiều hình ảnh nhắc nhớ về một thời hào hùng của dân tộc...

Thủ tướng chỉ đạo giữ nguyên thời hạn khởi công hai 'siêu dự án' đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026. Trong quá trình triển khai, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"...

Sẽ bỏ Thanh tra Bộ, tổ chức cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Quang cảnh Phiên họp ngày 26/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Nhằm triển khai thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương, dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) lược bỏ hoàn toàn quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra sở, Thanh tra huyện.

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tạo điều kiện tốt nhất để công nhân phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc
(PLVN) -  Sáng 26/4, phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định mỗi doanh nghiệp cần coi người lao động là tài sản quý giá nhất; mỗi công đoàn phải là điểm tựa tin cậy và mỗi công nhân cần không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo – để trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo.

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ấn tượng hình ảnh buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(PLVN) - Buổi sơ duyệt diễu binh với gần 40 khối thuộc lực lượng Quân đội, Công an, các khối Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và ba khối quân đội nước bạn Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia. Đông đảo người dân và du khách tập trung hai bên đường theo dõi diễu binh với tâm trạng háo hức và ngập tràn lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Hoàn thiện thể chế về văn học, nghệ thuật là sứ mệnh chung của cả hệ thống chính trị

Hội nghị khẳng định văn học, nghệ thuật Việt Nam trong 50 năm qua đã đi đúng hướng, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng của đất nước.
(PLVN) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 4: Tiến độ Dự án điện hạt nhân sẽ được đẩy nhanh hơn với các cơ chế, chính sách đặc biệt

Phối cảnh Dự án ĐHN Ninh Thuận. (ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngay sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai các công việc cụ thể để đẩy nhanh thực hiện Dự án, nhằm đáp ứng tiến độ lãnh đạo Chính phủ đã giao. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long về vấn đề này.