Dùng điện thoại khi lái xe: Vẫn thờ ơ với nguy cơ tai nạn

 Nguy cơ tai nạn khi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động. (Ảnh minh hoạ)
Nguy cơ tai nạn khi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động. (Ảnh minh hoạ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sử dụng điện thoại khi lái xe là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến. Gần đây tại địa bàn huyện Cư M’gar (Đắk Lắk), một thanh niên vừa lái xe tốc độ cao vừa livestream Facebook, tự gây tai nạn và tử vong tại chỗ. Đây là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người còn thờ ơ với an toàn giao thông.

Bất an trên đường

Cuối tháng 2, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, đã thông tin về vụ tự gây tai nạn trên địa bàn huyện khiến một thanh niên tử vong tại chỗ. Cụ thể, vào khoảng 0h05' ngày 25/2, anh L.V.T (SN 2001) điều khiển xe máy mang biển số 47H1-782.57 lưu thông trên đường liên xã, hướng từ UBND xã Ea H’ding đến UBND xã Ea Kpam. Trong lúc chạy xe, anh L.V.T livestream trực tiếp trên Facebook về tốc độ di chuyển đạt trên 140km/h, sau đó va vào lề đường và tử vong tại chỗ, xe máy hư hỏng nặng.

Không hiếm vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng do người dân vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. Trong các vụ TNGT đau lòng được ghi nhận năm 2022 có thể kể tới vụ việc vào tháng 5/2022, một phụ nữ vừa lái xe vừa livestream khi đang lưu thông trên tỉnh lộ 712 (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng), đã tông phải một học sinh khiến em tử vong tại chỗ.

Trong tháng 2 vừa qua, mạng xã hội đăng tải đoạn clip ghi lại cảnh nữ tài xế ô tô Mercesdes mang biển số 30H-809.XX, vừa dùng điện thoại để đăng trên TikTok, vừa lái xe trên đường Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên). Bên cạnh những phê phán từ cộng đồng mạng về hành vi coi thường an toàn giao thông, nữ lái xe này cũng bị cơ quan chức năng xử phạt.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, các cơ quan chức năng khuyến cáo, nếu sử dụng điện thoại, người tham gia giao thông hãy dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi; tuyệt đối không nhắn tin hay lướt mạng, chat khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, chưa thể thống kê hết số lượng vụ va chạm giao thông liên quan đến việc sử dụng điện thoại khi đang lái xe diễn ra hàng ngày trên địa bàn các tỉnh, thành.

Ngay tại Thủ đô Hà Nội, không khó để thấy nhiều người lái xe máy vẫn nghe, gọi điện thoại như bình thường, trên hầu hết các tuyến đường lớn của thành phố. Thậm chí khi vào giờ cao điểm, có trường hợp vừa sang đường hay vừa đi ngược chiều vừa dùng điện thoại. Nhiều người còn lướt web, kiểm tra email, nhắn tin, nghe nhạc, đọc truyện,… mà không chú ý quan sát đèn tín hiệu và các phương tiện khác lưu thông trên đường.

Tại các nút giao thông, khi đèn tín hiệu chuyển đỏ, hình ảnh tương đối phổ biến là hàng loạt các chủ phương tiện bắt đầu mở điện thoại ra sử dụng. Đến khi đèn chuyển xanh, một số người vẫn “dán mắt” vào chiếc điện thoại mà không chịu di chuyển, gây ùn tắc, khiến những người đi đường khác bức xúc. Tình trạng phổ biến nhất vẫn chính là nhiều tài xế xe máy của các hãng xe công nghệ thường xuyên một tay lái xe, một tay cầm điện thoại trên một đoạn đường dài, gây ra không ít trường hợp va chạm với các phương tiện khác. Hiện tượng này đã diễn ra trong thời gian dài, bị nhiều người dân, báo chí phản ánh nhưng chưa có chiều hướng suy giảm.

Nhiều trường hợp sử dụng điện thoại khi lái xe, gây nguy hiểm cho người đi đường và thờ ơ với chính tính mạng của mình. Khi TNGT thực sự xảy ra, đây chính là cái giá “quá đắt” cho sự thiếu ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Đừng để “tiền mất, tật mang”

Theo Luật Giao thông đường bộ, hành vi vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại di động là hành vi bị cấm khi người tham gia giao thông đang điều khiển phương tiện, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Theo các cơ quan chức năng, trong nhiều vụ TNGT, nguyên nhân chính là do người lái xe thiếu tập trung quan sát. Dẫu vậy, từ người đi xe đạp, xe máy, cho đến ô tô, xe tải, xe khách, xe container,… đều có nhiều trường hợp vi phạm.

Trước đây, hành vi sử dụng điện thoại di động đối với tài xế xe máy bị phạt tối đa đến 1 triệu đồng, đối với tài xế ô tô tối đa đến 2 triệu đồng. Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP; hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô có thể bị phạt tiền tới 3 triệu đồng, với hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị xử phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung. Đối với người đang điều khiển xe đạp, xe đạp điện mà sử dụng điện thoại thì mức phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng. Ngoài ra, hành vi sử dụng các thiết bị âm thanh, ví như đeo tai nghe (trừ các thiết bị trợ thính), khi đang điều khiển xe máy cũng sẽ bị xử phạt, với mức phạt tiền tối đa là 1 triệu đồng.

Như vậy, sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông được xác định là hành vi rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT. Tuy nhiên, thói quen này vẫn rất phổ biến với nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều phương tiện, tạo ra bất an cho những người tham gia giao thông khác.

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.