Đưa học viên cao học đi thực tế chính trị- xã hội

Đoàn Học viên cao học Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện báo chí và Tuyên truyền đầu tiên được đi thực tế cơ sở trong quá trình đào tạo trong buổi làm việc tại huyện Lý Nhân (Hà Nam)
Đoàn Học viên cao học Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện báo chí và Tuyên truyền đầu tiên được đi thực tế cơ sở trong quá trình đào tạo trong buổi làm việc tại huyện Lý Nhân (Hà Nam)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  "Chuyến đi là cơ hội để các học viên, giảng viên của khoa trực tiếp quan sát, tìm hiểu các chính sách đang được triển khai tại cơ sở", PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chia sẻ.

Mới đây, các học viên cao học Lớp Chủ nghĩa xã hội khoa học 30.1 thuộc Học viện báo chí và Tuyên truyền đã có chuyến đi thực tế tại tỉnh Hà Nam để tìm hiểu thực tế chính trị- xã hội tại cơ sở. Đây là lần đầu tiên các học viên của Học viện được đi thực tế trong quá trình nghiên cứu đào tạo trình độ Thạc sĩ của Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Theo PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, “chuyến đi là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo Thạc sĩ của Khoa, là cơ hội để các học viên, giảng viên của khoa trực tiếp quan sát, tìm hiểu các chính sách đang được triển khai tại cơ sở, từ đó rút kinh nghiệm cho việc nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn. Đồng thời, hiểu thêm về những khó khăn của các cán bộ cơ sở, nhất là trong việc triển khai chính sách ở địa phương”.

Trong ngày thực tế chính trị tại Hà Nam, các học viên cao học của Học viện báo chí và Tuyên truyền được tham gia vào nhiều hoạt động để tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam nói chung, huyện Lý Nhân nói riêng.

Giới thiệu với các học viên về những thách thức, cơ hội phát triển của Hà Nam nói chung, huyện Lý Nhân nói riêng, bà Nguyễn Thị Huế, Uỷ viên Ban thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Lý Nhân cho biết, mục tiêu đưa huyện Lý Nhân trở thành khu vực điểm sáng về lĩnh vực Công nghiệp – Công nghệ cao, kết hợp phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa theo hướng bền vững. Đặc biệt huyện nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, thắng cảnh với di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo; đền Bà Vũ; Khu tưởng niệm nhà văn, liệt sỹ Nam Cao hay các cơ sở thờ tự của tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu (bên phải) thay mặt đoàn công tác của Khoa CNXHKH trao quà thông qua Chủ tịch Ủy ban MTTQ Huyện Lý Nhân Nguyễn Thị Huế, cho người dân ảnh hưởng bởi bão số 3 trên địa bàn huyện Lý Nhân.

PGS.TS Bùi Thị Kim Hậu (bên phải) thay mặt đoàn công tác của Khoa CNXHKH trao quà thông qua Chủ tịch Ủy ban MTTQ Huyện Lý Nhân Nguyễn Thị Huế, cho người dân ảnh hưởng bởi bão số 3 trên địa bàn huyện Lý Nhân.

Thông qua các hoạt động thực tế tại huyện Lý Nhân, các học viên lớp đã tiếp thu được những thông tin thực tiễn làm sáng tỏ nhiều nội dung lý luận mà các bạn đang nghiên cứu trong chương trình đào tạo thạc sỹ. "Chuyến đi đã giúp các học viên có góc nhìn rõ hơn về công tác dân vận tại địa phương; khó khăn trong việc cân đối giữa phát triển “công nghiệp trong nông nghiệp” cũng như những cơ hội và thách thức mà chính quyền cơ sở phải gặp phải khi thực hiện các chính sách xã hội”, học viên Thúy Hằng bày tỏ cảm nhận sau chuyến đi.

Đối với học viên Lê Thị Tho, điều gây cảm xúc nhất là được tham quan Chùa Cây Thị, ngôi chùa nằm trên lưng chừng núi, tọa lạc thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vì đây không chỉ là tham quan một cơ sở tôn giáo, mà còn giúp học viên có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của di tích tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội của người dân Hà Nam.

Cảnh thanh tịnh của Chùa Cây Thị. Ảnh: Trịnh Phương

Cảnh thanh tịnh của Chùa Cây Thị. Ảnh: Trịnh Phương

Đại Đức Thích Huệ Hạnh - Uỷ viên thường trực phân ban chuyên nghiệp Phật tử Trung Ương, trụ trì Chùa Cây Thị cho biết, ngôi chùa nằm tách biệt với khu dân cư và phía Đông Nam cách chùa cổ khoảng 100m là lăng mộ Thượng thư Trương Công Giai, bên dưới chân núi hướng Tây Nam cách chùa cổ khoảng 50m là đền thờ liệt sĩ Núi Chùa, cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm tuổi.

Bên cạnh những câu chuyện lịch sử về chùa, trụ trì chùa còn trao đổi về những câu chuyện của hiện tại và tương lai, nhất là trong việc tham gia vào công tác an sinh xã hội của địa phương, các hoạt động tại chùa luôn hướng đến con người, vì con người, vì sự trường tồn của dân tộc. Xuyên suốt cuộc trò chuyện là tinh thần "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". Phật giáo luôn "Hộ quốc an dân", đồng hành cùng dân tộc; gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc trong cả quá trình dựng nước và giữ nước của đất nước ta.

Tham quan Chùa Cây Thị, học viên “không chỉ được học về lịch sử, văn hóa, mình còn hiểu thêm về đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, nhất là những giá trị tốt đẹp của tôn giáo, cụ thể là Phật giáo khi dạy cho con người hướng thiện, vượt qua mọi thử thách để sống “tốt đời đẹp đạo”, học viên Lê Thị Tho xúc động chia sẻ.

Chuyến đi thực tế của đoàn học viên cao học Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học giúp các học viên không chỉ có kiến thức, nền tảng lý luận vững chắc mà còn hiểu về thực tiễn chính trị-xã hội và quản lý tại cơ sở hết sức phong phú, củng cố cho quá trình nghiên cứu chương trình thạc sỹ, ứng dụng cho công việc sau này.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.