Đưa chính sách đặc thù cho vùng ĐBSCL phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ tư vừa diễn ra tại Cà Mau, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 5 cơ chế, chính sách đặc thù để cho vùng ĐBSCL đột phá và phát triển.

5 cơ chế, chính sách đặc thù

Biến đổi khí hậu vẫn là vấn nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của vùng ĐBSCL.

Biến đổi khí hậu vẫn là vấn nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của vùng ĐBSCL.

Với vai trò là Cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 5 cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng ĐBSCL đột phá triển như: Cơ chế, chính sách cho lĩnh vực nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ những khu vực khó khăn, khan hiếm nguồn nước sạch; cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư các hệ thống hồ chứa với quy mô lớn (khoảng 30ha/hồ) để dự trữ nguồn nước ngọt dự phòng.

Ban hành chính sách phát triển nông lâm ngư nghiệp, trong đó ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa nhằm ổn định vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước; chính sách về tạm trữ lúa gạo hỗ trợ người nông dân liên kết các chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thuận thiên, bền vững. Các địa phương trong vùng được phép được chuyển đổi linh hoạt phần diện tích quy hoạch đất trồng lúa kém hiệu quả sang sang đất trồng hoa màu, trái cây... với định mức ở vùng ĐBSCL cao hơn ít nhất 30% so với trung bình của cả nước.

Cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư phù để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo an sinh cho người dân ở khu vực ven biển; Nâng mức đặc thù về suất đầu tư cho các công trình giao thông xây dựng mới hoặc bảo trì đối với khu vực ĐBSCL; Chính sách đào tạo thu hút nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại khu vực ĐBSCL.

Trong 5 cơ chế, chính sách đặc thù của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cho vùng ĐBSCL, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa.

Trong 5 cơ chế, chính sách đặc thù của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cho vùng ĐBSCL, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa.

Theo ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Các cơ chế, chính sách đặc thù trên, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra sau khi lấy ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành và địa phương trong vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, cũng dựa trên cơ sở của sự thiết ban hành chính sách mới hoặc sự hiệu quả của chính sách hiện hành. Đồng thời, các chính sách đặc thù đã được gửi lại các Bộ, Ngành, địa phương để nghiên cứu, góp ý. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, tích hợp, lồng ghép cơ chế, chính sách phù hợp và tập trung bố trí nguồn lực thực hiện để đảm bảo tính nhất quán, hiệu lực và hiệu quả”.

“ĐBSCL đã khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Phát triển kinh tế xã hội của Vùng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hạ tầng giao thông trong vùng dần được triển khai, xây dựng, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng để phát triển kinh tế, thương mại” - ông Trần Duy Đông đánh giá.

Liên kết vùng, liên kết tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế

Ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nêu những khó khăn, thách thức mà tỉnh phải đối mặt trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn hán, xâm nhập mặn...

Ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nêu những khó khăn, thách thức mà tỉnh phải đối mặt trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn hán, xâm nhập mặn...

Ông Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã nêu lên những khó khăn, thách thức mà tỉnh phải đối mặt trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún lộ giao thông, sạt lở đất bờ sông, bờ biển. Đồng thời, thiếu nước ngọt sinh hoạt, thiếu cát phục vụ đầu tư xây dựng các công trình, dự án…

Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, có cơ chế đặc thù về suất đầu tư đối với các dự án, công trình vùng bán đảo Cà Mau; Xem xét, sớm hỗ trợ nguồn vốn cho tỉnh triển khai thực hiện công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Đặc biệt, cần có cơ chế chính sách để tỉnh huy động xã hội hóa xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Trong Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư, nhiều tỉnh, thành khác cũng có ý kiến xoay quanh các vấn đề: An ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, sạt lở bờ sông, bờ biển. Hầu hết các tỉnh đều đề xuất cho cơ chế đặc thù trong xử lý vấn nạn ngày càng nghiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư tại Cà Mau.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL lần thứ tư tại Cà Mau.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL nhấn mạnh: “Để phát triển vùng ĐBSCL trong thời gian tới, các Bộ, Ngành, địa phương cần đề ra giải pháp phù hợp của từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Tiếp tục quán triệt, nghiêm túc thực hiện quyết liệt, hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp đã để ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL bền vững. Tập trung cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, ưu tiên các ngành, lĩnh vực thế mạnh. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm, có tính liên kết vùng, liên kết tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Đồng thời, chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi, trữ nước, nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm,… nhất là chính sách ưu đãi người có công cách mạng”.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm xây dựng xong Kế hoạch thực nhiệm vụ điều phối vùng ĐBSCL: “Với vai trò là Cơ quan thường trực của Hội đồng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xây dựng Kế hoạch phải xác thực và hiệu quả. Các Bộ, Ban, Ngành TW và các địa phương cần phải có những giải pháp thực sự đột phá trong 6 tháng còn lại, để đến cuối năm 2024 và năm 2025 hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo kế hoạch 5 năm 2021 - 2026".

“Về kiến nghị của các địa phương, liên quan nhiệm vụ của Bộ, Ngành nào thì đơn vị đó xử lý, vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ xem xét”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói rõ.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.