Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 28/6, tại Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông "Nông nghiệp với chủ đề: Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”.

Nuôi tôm, phải phù hợp với đặc thù của từng địa phương

Phát biểu tại diễn đàn, đại diện Cục Thủy sản cho biết: Người nuôi tôm trong năm 2024 cần tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm để dự báo chính xác và có cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, người nuôi tôm phải được hướng dẫn về kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp, hiệu quả với từng phương thức nuôi.

Đại diện Cục Thủy sản tham luận về hiện trạng và định hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam.

Đại diện Cục Thủy sản tham luận về hiện trạng và định hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam.

Người nuôi tôm phải kiểm soát chặt chẽ sản xuất an toàn thực phẩm sản phẩm thủy sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc, phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế (ASC, BAP, hữu cơ...). Các địa phương tăng cường quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Để nâng cao giá trị sản phẩm và tăng cường xúc tiến thương mại đối với tiêu thụ nội địa và các thị trường mới, doanh nghiệp và người nuôi tôm cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC,…

Tại diễn đàn, các đại biểu trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề đại biểu đưa ra, đồng thời chia sẻ của một số doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân về giống, thức ăn,..

Tại diễn đàn, các đại biểu trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề đại biểu đưa ra, đồng thời chia sẻ của một số doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân về giống, thức ăn,..

Chia sẻ về kết quả bước đầu trong việc nuôi tôm rừng giảm phát thải, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho rằng, giải pháp giảm phát thải có 3 cách gồm sản xuất không gây phát thải, giải pháp bù trừ bằng việc có rừng để hấp thụ carbon và giải pháp chuyển đổi sản xuất.

“Trong nuôi tôm rừng, để không phát thải phải giảm ô nhiễm từ đất, nước bà con nuôi tôm rừng lưu ý phải đảm bảo tỷ lệ rừng đúng theo quy định của pháp luật và hạn chế thấp nhất ô nhiễm để làm phát thải khí nhà kính”, ông Bằng nói.

Đại diện Công ty TNHH Grobest Industrial Việt Nam cũng đưa ra các yếu tố chính hỗ trợ người nuôi tôm. Cụ thể, tư vấn thiết kế và hỗ trợ vận hành trại nuôi xây mới hoặc đề xuất chỉnh sửa các farm hiện hành để tối ưu hoạt động của trại nuôi. Ngoài cung cấp con giống chất lượng cao cho người nuôi, Công ty GROBEST còn liên kết với các Công ty giống uy tín và chất lượng xây dựng và kiểm soát chặt chẽ cùng các đối tác… Từ đó, người nuôi sẽ được tư vấn nuôi tôm đạt cỡ thu hoạch và sản lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Cần mối liên kết "ba nhà"

Cũng tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận về hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ; Ứng dụng chế phẩm sinh học vào phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả và bền vững, an toàn, giảm phát thải; Ứng dụng công nghệ Grofarm trong nuôi tôm nước lợ góp phần giảm phát thải, ứng phó BĐKH và một số giải pháp giúp phát triển bền vững nghề nuôi tôm trước biến đổi khí hậu hiện nay tại vùng ĐBSCL. Đồng thời, một số doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân chia sẻ về giống, thức ăn, vật tư, thu mua, sơ chế...

Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu kết luận tại Diễn đàn.

Ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia phát biểu kết luận tại Diễn đàn.

Theo ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, người nuôi tôm phải ứng dụng công nghệ cao, nuôi hữu cơ, nuôi xen ghép các đối tượng thuỷ sản, sử dụng chế phẩm vi sinh, ứng dụng công nghệ thông tin giám sát môi trường, dịch bệnh, quản lý sức khoẻ tôm nuôi. Đồng thời, tích hợp đa giá trị (công nghệ, tổ chức quản lý, chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, kết nối thị trường…) theo chuỗi giá trị giúp nâng cao giá trị sản phẩm tôm nuôi.

Thay đổi cách tiếp cận và tư duy trong đào tạo, tập huấn để phù hợp với nhu cầu thực tiễn nuôi tôm nước lợ tại các địa phương như: nuôi tôm thẻ, tôm sú theo tiêu chuẩn VietGAP và sản xuất hàng hóa; quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc… chú trọng đào tạo theo tư duy “kinh tế nông nghiệp” với các nội dung mới về tổ chức quản lý sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, thị trường, kinh tế hợp tác.

“Chúng tôi mong muốn các nhà công nghệ cùng ngồi lại với nhau để tích hợp các công nghệ, xây dựng những mô hình hiệu quả hơn, bền vững hơn. Chúng tôi cũng mong muốn người nuôi tôm cần tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, chất lượng trong giảm phát thải, đặc biệt liên kết chuỗi phải đảm bảo chặt chẽ”, ông Thanh bày tỏ.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan đến tham quan Mô hình liên kết hợp tác nuôi tôm theo công nghệ Grofarm tại ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan đến tham quan Mô hình liên kết hợp tác nuôi tôm theo công nghệ Grofarm tại ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.

Trước đó, nằm trong hoạt động Diễn đàn Khuyến Nông @ Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan đến tham quan Mô hình liên kết hợp tác nuôi tôm theo công nghệ Grofarm tại ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn. Đây là mô hình có quy mô 3ha, thời gian thả giống nuôi bắt đầu từ ngày 30/4/2024, với mật độ nuôi 300 con/m3 và ước tính năng suất đạt khoảng 50 tấn/ha.

Tin cùng chuyên mục

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.

Đọc thêm

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững
(PLVN) - Ngày 20 - 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, Tạp chí Thủy sản Việt Nam... tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm).

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau
(PLVN) - Xác định được lợi ích thiết thực mà loại hình nuôi tôm sinh thái mang lại, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển loại hình nuôi tôm sinh thái nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.

Nam sinh người Thái gìn giữ vải thổ cẩm từ bẹ chuối

Vi Dương Phong (ngoài cùng bên trái) tại cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học Quốc tế
(PLVN) - Vượt qua rất nhiều đề tài của những thí sinh khác, sản phẩm vải thổ cẩm làm từ bẹ chuối của Vi Dương Phong, học sinh lớp 12 tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, đã giành Huy chương Vàng và giải Đặc biệt trong cuộc thi Olympic phát minh và sáng chế khoa học Quốc tế năm 2023.

Nhớ nếp bầu quê

Nếp bầu Tam Mỹ - một đặc sản thân cao 1,4m cho hương vị khác biệt được phục tráng thành công. Ảnh: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Núi Thành
(PLVN) - “Nếp nào thơm bằng nếp bầu Tam Mỹ/Trầu nào thơm cho bằng trầu Trung Lương” - câu ca dao ấy là lời nhắc nhở những người con đất Tam Mỹ (nay là xã Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không chỉ nhớ đến một đặc sản ở vùng đất trung du bán sơn địa quê mình mà còn nhớ đến hương vị của Tết - hương vị của sự đoàn viên.

Làng cá khô Gành Hào vào vụ Tết

Nghề làm cá khô tại thị trấn Gành Hào phải bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, đồng thời còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
(PLVN) - Làng nghề cá khô ở vùng biển Gành Hào, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) đang tăng tốc sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Gắn "sao" cho sản phẩm OCOP Cà Mau

Gắn "sao" cho sản phẩm OCOP Cà Mau
(PLVN) - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.

Về Quảng Ninh thưởng thức loại đặc sản 'đắt như vàng'

Với giá bán 4-6 triệu/kg, sá sùng khô là loại đặc sản "quý như vàng". Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sá sùng hay còn gọi là địa sâm, sâu đất hay trùn biển, sống nhiều ở các vùng biển Vân Đồn, Quan Lạn, Đầm Hà, Hải Hà. Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 4-6 triệu đồng/kg sá sùng khô tuỳ chủng loại, đặc sản này được ví "đắt như vàng".

Miến dong Bình Liêu vào mùa Tết

Bà con các dân tộc hồ hởi vào mùa miến Tết. Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Mỗi độ chuẩn bị xuân về, Tết đến, miền miến dong Bình Liêu lại trở lên nhộn nhịp. Nghề làm miến dong của các bà con dân tộc Bình Liêu đã có từ lâu đời, nhưng kể từ khi Quảng Ninh phát triển các sản phẩm OCOP, miến dong Bình Liêu đã phát triển sang một trang mới.

Richy 'mách nước' chọn bánh kẹo Tết

Nhiều sản phẩm bánh kẹo Tết 2024 của Richy được người tiêu dùng chọn mua.
(PLVN) -  Để ngăn ngừa tình trạng hàng giả trà trộn, Richy, một thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, triển khai các hoạt động quảng bá và chia sẻ thông tin trên các kênh thông tin chính hãng nhằm khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi mua sắm quà tặng Tết...

Lumi Việt Nam: Nâng tầm hàng Việt nhờ bộ sản phẩm công nghệ thông minh

Chủ tịch HĐQT Lumi Việt Nam giới thiệu sản phẩm tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 10 năm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2023-18/5/2023).
(PLVN) - Nhà thông minh đang dần trở thành lựa chọn của người dùng Việt hướng tới tiêu chuẩn sống tiện nghi, đặc biệt đối với một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Nhà thông minh, các sản phẩm, thiết bị thông minh của Lumi đang được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

Nâng cao tỷ lệ hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Hàng Việt chiếm ưu thế tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Ảnh:TTXVN).
(PLVN) - Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua tỉnh Ninh Thuận đã tập trung đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Từ đó, tạo sức lan tỏa và chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam của người dân trên địa bàn tỉnh.