Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi: Hoàn thiện các chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Toàn cảnh Toạ đàm.
Toàn cảnh Toạ đàm.
(PLVN) -Chiều 11/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm ''Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài''.

Tham dự Toạ đàm có TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ; TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (hiện là Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội); TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh cho biết, chính sách về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chính sách được kế thừa và phát triển từ quy định của Luật Thủ đô năm 2012. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, các quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài của TP chưa đủ sức hấp dẫn, về cơ bản chưa đáp ứng được mục tiêu như mong muốn.

Vì vậy, để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra nhiệm vụ cần ''có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế''. Để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết 15, Điều 17 dự thảo Luật đã thiết kế 02 khoản, khoản 1 là về thu hút, trọng dụng nhân tài và khoản 2 là về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô. Trong đó có đưa ra các quy định về đối tượng, quy định các chính sách kèm theo.

Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu khai mạc Toạ đàm.

Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu khai mạc Toạ đàm.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để quy định có tính khả thi hơn, cũng cần trao quyền cho HĐND TP ban hành văn bản quy định cụ thể hơn các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng để có quy định về chế độ, chính sách phù hợp trong tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ.Theo ông Khánh, việc kỳ vọng về việc thu hút và giữ chân được người tài, cũng cần lưu ý đến một số điều kiện đảm bảo khác như xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho người tài thăng tiến và cống hiến… Đây là yếu tố quyết định để giữ chân và phát huy tiềm năng của nhân tài.

Tại Toạ đàm, TS. Trần Anh Tuấn cho rằng, để thu hút trọng dụng nhân tài tốt, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Thủ đô trong thời gian tới, trong dự thảo Luật đã có một số quy định tạo điều kiện thuận lợi. Ví dụ như về biên chế, quy định giao cho Hà Nội quyết định biên chế trên cơ sở vị trí việc làm, và chịu trách nhiệm quyết định của mình; cùng với có cơ chế kiểm soát quyền lực.

TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Muốn có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phải xác định tiêu chí thế nào là nhân tài, sau đó xây dựng các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp. Sau khi đã tìm được nguồn thì phải có chính sách bồi dưỡng đào tạo và giao việc để họ được khẳng định và trưởng thành trong công việc. Nếu không có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài tốt thì chính chính sách đặc thù trong dự thảo Luật sẽ khó thực hiện được như mong muốn.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút nhân tài ở xã hội hiện đại, TS. Nguyễn Viết Chức đồng tình với việc dùng đúng người, phân công công việc rõ theo vị trí việc làm, công tác cán bộ, chính sách phải cụ thể. Người tuyển dụng, lựa chọn nhân tài phải là người có tầm nhìn, tuyển đúng người, đúng việc. Vì vậy, theo TS. Chức, nên chăng đặt vấn đề về trách nhiệm, quyền lợi của người tuyển dụng, người tiến cử nhân tài.

TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (hiện là Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội).

TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (hiện là Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội).

“Người cán bộ đi tìm người tài, người giỏi để hoàn thành nhiệm vụ mình được phân công phải được khen thưởng, thăng cấp chứ không nên khen thưởng theo cấp bậc, chức vụ vì đây là việc lớn, liên quan đến con người” – TS. Nguyễn Viết Chức nói.

TS. Đoàn Thị Tố Uyên thì cho rằng, kết quả thực hiện chính sách thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao theo quy định của Luật Thủ đô năm 2012 chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút, trọng dụng được người tài. Điểm mới trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi là thay đổi, mở rộng thêm các đối tượng; đồng thời, thể hiện tinh thần phân quyền của Trung ương cho HĐND TP Hà Nội. Nếu HĐND TP ban hành nghị quyết sẽ cụ thể hoá được cơ chế, chính sách.

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng khoa Pháp luật Hành chính – nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Tuy nhiên, cần quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, điều kiện thế nào để trở thành nhân tài, phải chia ra các nhóm khác nhau. Khi chính sách này được áp dụng, phải quy định rõ công việc, vị trí việc làm thế nào để thể hiện được chính sách vượt trội. Cùng đó, có cơ chế, thủ tục tuyển dụng đơn giản; khi tuyển dụng vào rồi phải có quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch, điều chỉnh chính sách.

Quan trọng nhất, theo TS. Đoàn Thị Tố Uyên, đó là phải có môi trường phát huy được năng lực, đảm bảo điều kiện về lương, chính sách vượt trội mới có thể giữ chân được người tài. Do đó, Hà Nội phải cụ thể hoá trong nghị quyết của HĐND TP.

Đọc thêm

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.