Dự thảo Luật quản lý thuế "chặt phản cảm" hay nhiều sơ hở?

Việc Dự thảo Luật quản lý thuế bổ sung tính chất “hiểm nghèo, cấp cứu có tính chất bất khả kháng”  đối với người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh thuộc đối tượng không áp dụng kê biên tài sản  được đại biểu Quốc hội đánh giá là chặt đến mức phản cảm. Trong khi đó, cũng theo ý kiến của nhiều đại biểu, Dự luật này còn thể hiện nhiều vấn đề chưa chặt chẽ, khoa học.

Việc Dự thảo Luật quản lý thuế bổ sung tính chất “hiểm nghèo, cấp cứu có tính chất bất khả kháng”  đối với người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh thuộc đối tượng không áp dụng kê biên tài sản  được đại biểu Quốc hội đánh giá là chặt đến mức phản cảm. Trong khi đó, cũng theo ý kiến của nhiều đại biểu, Dự luật này còn thể hiện nhiều vấn đề chưa chặt chẽ, khoa học.

Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Nên tham khảo Luật thi hành án dân sự để quản lý thuế
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), về biện pháp cưỡng chế bằng cách kê biên tài sản, luật hiện hành quy định không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh. "Đúng là quy định này có thể bị lợi dụng trên thực tế để trốn tránh việc nộp thuế. Tuy nhiên, dự thảo bổ sung về tính chất bệnh “hiểm nghèo, cấp cứu có tính chất bất khả kháng”, tôi cho như thế này quá chặt, có cảm giác như chúng ta muốn thu thuế bằng mọi cách, người ta phải trong trường hợp hiểm nghèo, trong trường hợp cấp cứu, lại còn bất khả kháng.
Thực ra thuật ngữ này chúng tôi không hiểu cấp cứu bất khả kháng là như thế nào nhưng tôi thấy sửa như vậy mang tính hơi phản cảm, không thể hiện được tính nhân đạo, xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, Luật Thi hành án dân sự và Luật Thi hành án hình sự chỉ nói đến việc người thi hành án bị bệnh nặng đã có thể hoãn thi hành án hình sự và dân sự rồi”.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, có rất nhiều vấn đề cần sửa cho chặt hơn thì dự luật lại không sửa, Luật Quản lý thuế ban hành năm 2006 nhưng đến năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án dân sự, trong thi hành án dân sự, các biện pháp liên quan đến kê biên tài sản, khấu trừ thu nhập... quy định rất cụ thể, rất chặt chẽ, có rất nhiều sửa đổi, bổ sung hợp lý thì luật này không cập nhật.
Liên quan đến kê biên tài sản ở, đại biểu tỉnh Quảng Bình cũng chỉ ra điều chưa hợp lý: “Luật Quản lý thuế quy định không kê biên tài sản nhà ở thì chúng tôi cho rằng đây là một điểm rất bất hợp lý, một cá nhân có thể có rất nhiều nhà ở nhưng không cho kê biên tài sản là nhà ở. Trong khi đó Luật thi hành án dân sự cho kê biên tài sản là nhà ở và thậm chí nhà ở duy nhất cũng được kê biên trong một số trường hợp. Tôi nghĩ hững vấn đề đó được cập nhật ở trong Luật Quản lý thuế”.
So sánh khá nhiều với Luật Thi hành án dân sự, đại biểu Cường nói: “Chúng tôi đề nghị cần phải rà soát, đối chiếu, bổ sung các nội dung mà hợp lý trong Luật thi hành án dân sự vào trong Luật Quản lý thuế hoặc có một cách khác là dẫn chiếu những biện pháp cưỡng chế đó sang Luật thi hành án dân sự”.
Đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) cũng thấy bất ổn trong việc bổ sung trường hợp chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế được Cơ quan quản lý thuế quyết định cho phép nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng.
Tuy nhiên, kèm theo điều kiện phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. “Việc này sẽ khó khăn cho người nộp thuế vì họ đang khó khăn về tài chính nên không trả được nợ. Nếu yêu cầu theo điều kiện có tổ chức tín dụng bảo lãnh thì sẽ tăng thêm khó khăn, vì để được bảo lãnh thì cần có một số tiền để ký quỹ phải trả thêm một khoản phí lãnh. Vì vậy, đề nghị nên nghiên cứu bỏ điều kiện này”, bà Hiền nói. 
Bỏ ân hạn 275 ngày là "làm khó" doanh nghiệp
Cũng liên quan đến việc cho rằng Luật Quản lý thuế quá “chặt”, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh), Thân Đức Nam (TP Đà Nẵng)… lên tiếng “bênh” doanh nghiệp trước việc Dự luật bỏ quy đinh ân hạn 275 ngày từ ngày thông quan nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.  
Đại biểu Trần Du Lịch phản ánh: “Trên tay tôi nhận được và tôi nghĩ rằng nhiều lãnh đạo nhận được kiến nghị của Hiệp hội ngành hàng Việt Nam. Tất cả ngành hàng này liên quan các xí nghiệp sản xuất xuất khẩu, liên quan 5 triệu lao động và đóng góp 35% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với quy định hiện hành thì các hàng hóa nhập khẩu nguyên vật liệu từ khi thông quan thì được ân hạn 275 ngày. Có thiểu số doanh nghiệp lợi dụng ân hạn này để kéo dài, chây lười trong vấn đề nộp thuế, có tiêu cực... Tuy nhiên, một nguyên tắc của quản lý thuế và thu thuế là hướng vào thuận lợi cho số đông, chứ không bao giờ quy định vì thiểu số mà lại hy sinh, làm khó khăn cho số đông. Thậm chí ở nhiều nước chấp nhận thất thu thuế thiểu số để làm thuận lợi cho đa số. Còn nếu vì thiểu số mà chúng ta làm bất lợi đa số thì lợi bất cập hại. 
Chúng ta đang cố gắng đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn thì không lý do gì chúng ta lại thay đổi một cái đang bình thường để gây khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”. 
Nhật Thanh

Đọc thêm

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.