Dư luận trái chiều trước phiên xử Bầu Kiên

(PLO) -Có cần hoãn phiên toà để bổ sung chứng cứ quan trọng hay phải đợi kết quả xử phúc thẩm vụ án Huyền Như mới có thể xử vụ bầu Kiên hay cứ xử bầu Kiên mà không phải "đợi" Huyền Như, dư luận đang "nóng" dần trước phiên xử bầu Kiên khi hàng loạt ý kiến trái chiều xuất hiện...

Hoãn phiên toà hay không?

Cho rằng trong hồ sơ vụ án không có văn bản số 350/NHHH-TTGSNH.m ngày 17/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước như Kết luận điều tra vụ án đã nêu nên một nhóm luật sư đề nghị Tòa án TP Hà Nội hoãn phiên tòa nếu không bổ sung được cho các luật sư để thẩm tra công khai tại phiên tòa và phải triệu tập người ký công văn trên cùng đại diện Ngân hàng Nhà nước để trả lời về nội dung công văn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, ở góc độ khác, nhiều ý kiến lại cho rằng xem lại bản Kết luận điều tra, tại trang 21 có dẫn về văn bản số 350/NHHH-TTGSNH.m (xác nhận v/v ACB đã thực hiện nghiệp vụ ủy thác khi chưa có hướng dẫn của NHNN là sai quy định tại điều 13 và điều 106 Luật các TCTD năm 2010). Đáng lưu ý ở chỗ cơ quan điều tra chỉ xem đây là một trong các chứng cứ chứng minh về sai phạm của ACB (từ trang 18 – 22). Theo thủ tục tố tụng, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền độc lập và không buộc phải “tuân theo” quan điểm sử dụng chứng cứ của cơ quan khác, có quyền chọn “chứng cứ” trong các “nguồn chứng cứ”.

Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định …”. Có lẽ có nhiều căn cứ khác để quy buộc nên Cáo trạng của Viện kiểm sát đã không dẫn đến văn bản số 350/NHHH-TTGSNH.m làm “căn cứ truy tố”, và nếu tại phiên tòa mà công tố viên cũng không sử dụng đến văn bản này (mà vẫn buộc được tội), không có ai đưa ra thì hiển nhiên HĐXX sẽ không sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

Theo Điều 205 BLTTHS (Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt) thì những người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu HĐXX triệu tập thêm “người làm chứng” hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét để HĐXX xem xét. Như vậy, không chỉ văn bản số 350/NHHH-TTGSNH.m mà với cả tài liệu khác, nếu có, đều có thể được các bên đưa ra cho HĐXX xem xét, thẩm tra. Và với đề nghị triệu tập thêm người thì người ký văn bản số 350/NHHH-TTGSNH.m và người đại diện NHNN phải ra tòa với tư cách gì khi mà 2 người này không thể lấy tư cách thực thi công vụ để ra tòa làm chứng với tên gọi là “người làm chứng”?

Quyền lợi của các bị cáo trong vụ bầu Kiên có liên quan đến vụ án Huyền Như, nhưng bầu Kiên và các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB đã không được tham gia phiên tòa vụ Huyền Như?
 Quyền lợi của các bị cáo trong vụ bầu Kiên có liên quan đến vụ án Huyền Như, nhưng bầu Kiên và các cá nhân nguyên Thường trực HĐQT ACB đã không được tham gia phiên tòa vụ Huyền Như?
Huyền Như chiếm đoạt của ACB bao nhiêu tiền?
Xuất phát những quan điểm chủ trương sai trái cả trong điều hành tổ chức thực hiện chủ trương ủy thác, cùng với những sai sót chết người của chính ACB trong quá trình triển khai, ACB đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, trong cơn khát tiền bởi quyền lực tín dụng đen,lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 718 tỷ đồng. Dùng “tiền để nhử tiền”, Huyền Như trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng, được Như gọi là tiền lãi ngoài hợp đồng, để “hạ gục” lòng tham lãi suất của những người bất chấp rủi ro, sẵn sàng “lách luật”.
Bản án sơ thẩm của TAND TP HCM đã xác định Huyền Như phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ACB và phải bồi thường 718,905 tỷ đồng (trong đó Trần Thị Tố Quyên liên đới bồi thường 50 tỷ); bản án đồng thời tuyên Vietinbank chuyển trả lại số tiền 24 tỷ đồng trong 19 tài khoản tại Vietinbank.
Tuy nhiên, một số luật sư lại cho rằng bản án sơ thẩm vụ Huyền Như chưa xác định được chính xác số tiền Huyền Như chiếm đoạt là bao nhiêu (718 tỷ đồng hay phải trừ đi 24 tỷ)? Thực tế, trong phần nhận định của bản án đã nêu: “tiếp tục tạm giữ, kê biên các tài sản sau: … số tiền 24.078.087.815đ trong 19 tài khoản tại NHCT…” (trang 123 – 124), đồng thời khi tuyên “Vietinbank chuyển trả lại số tiền 24 tỷ đồng trong 19 tài khoản tại Vietinbank” bản án cũng “mở ngoặc” ngay tại đó “(khoản tiền này được trừ vào khoản tiền phải bồi thường cho ACB)”.
Như vậy, trong số tiền 718 tỷ Huyền Như chiếm đoạt của ACB, có số tiền 24 tỷ chưa sử dụng hết còn nằm trên 19 tài khoản tại NHCT và để bảo đảm thi hành án (thu hồi từ 19 tài khoản tại NHCT để trả cho ACB) bản án sơ thẩm đã tuyên phải tiếp tục tạm giữ, kê biên. Nếu theo logic này thì vụ bầu Kiên sẽ không phải "đợi" Huyền Như?
Trong khi đó, khi đề nghị hoãn phiên tòa để chờ vụ Huyền Như, các luật sư nêu nếu Ngân hàng Công thương phải trả tiền cho ACB, thì hậu quả không xảy ra, tội cố ý làm trái không cấu thành. Trách nhiệm hình sự của bầu Kiên cùng các cá nhân tại ACB trong việc gửi tiền chỉ phát sinh khi Ngân hàng Công thương không chịu trách nhiệm trả tiền. Theo quan điểm này, bắt buộc phải đợi kết quả xử phúc thẩm vụ án Huyền Như mới có thể xử vụ bầu Kiên.
Trường hợp Tòa không đợi xét xử phúc thẩm vụ Huyền Như, thì sẽ phải xác định thiệt hại xảy ra 718 tỷ của ACB bị Huyền Như chiếm đoạt từ Ngân hàng Công thương không phụ thuộc vào việc Ngân hàng Công thương có chịu trách nhiệm trả tiền cho ACB hay không. 

Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, đều nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ACB; Huỳnh Quang Tuấn, nguyên là thành viên TT HĐQT ACB bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Đọc thêm

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.