Dự báo thời tiết ngày 4/6: Mưa dông kéo dài ở nhiều khu vực

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai (4/6) nhiều khu vực tại Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông. Nắng nóng tại Bắc Bộ dịu dần.

Cụ thể, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-50mm, có nơi trên 80mm.

Chiều tối và tối ngày 3/6, ở khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 60mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa vừa, mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Cảnh báo mưa dông ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá đạt cấp 1.

Trong khi đó, ngày mai (4/6) tình hình nắng nóng vẫn tiếp tục tại khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Từ ngày 5/6 nắng nóng ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục dịu dần.

Ngoài ra, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cũng dự báo, đêm 3 và ngày 4/6, ở khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Dự báo chi tiết đêm 3 ngày 4/6:

Hà Nội

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 33-35 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ

Có mây, chiều tối và đêm có mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C, có nơi dưới 23 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, riêng khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 24-27 độ C, vùng núi có nơi dưới 24 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 27-30 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Đà Nẵng - Bình Thuận

Có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng phía Bắc có nắng nóng, có nơi có nắng nóng gay gắt; riêng tối nay và chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 26-29 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: Phía Bắc 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; phía Nam 32-35 độ C.

Tây Nguyên

Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng tối nay và chiều mai có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 21-24 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.

Nam Bộ

Có mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng tối nay và chiều mai có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 25-28 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 32-35 độ C.

Đọc thêm

Đồng Nai: Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn

Đồng Nai: Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn
(PLVN) - Sáng 24/9, tại TP Biên Hoà, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.

Xu thế chuyển dịch năng lượng quốc gia: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Chuyển dịch năng lượng là xu hướng tất yếu của quốc gia nhằm đạt các mục tiêu khí hậu trong những thập kỷ tới. (Nguồn: Freepik)
(PLVN) -Trong bối cảnh nguồn tài chính khí hậu ngày càng eo hẹp do khó khăn kinh tế toàn cầu, quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETPs) là một trong các giải pháp giúp các nước đang phát triển tiếp cận các nguồn lực cần thiết để xây dựng và triển khai hiệu quả các lộ trình phát triển carbon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

“Mầm xanh” trong tương lai

Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. (Nguồn: UNICEF Việt Nam)
 (PLVN) - Việt Nam hiện nay đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của khí hậu, nhưng đồng thời các em cũng là hy vọng để đem đến một “môi trường xanh” trong tương lai.

Tác động khôn lường tới sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến mọi mặt về sức khỏe con người.(Nguồn: Internet)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu chính là mối đe dọa lớn nhất về sức khỏe mà loài người đang phải đối mặt. Nó “tấn công” con người thông qua mọi phương diện sống, từ đe dọa trực tiếp đến bầu khí quyển, đầu độc con người, hủy hoại lương thực, những căn bệnh nghiêm trọng và còn rất nhiều những hậu quả khác.

Bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện Thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: JETP mang đến vị thế mới cho Việt Nam

Hội thảo quốc tế vào tháng 5/2023 do Bộ Ngoại giao Việt Nam và UNDP tại Việt Nam tổ chức liên quan đến chuyển đổi năng lượng công bằng. (Nguồn ảnh: UNDP Việt Nam).
(PLVN) -Nhằm làm rõ những cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện Tuyên bố Chính trị về Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (Tuyên bố JETP) tại Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn độc quyền với bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam về vấn đề này.

Lâm Đồng bàn giải pháp chống sạt lở, ngập úng

Hiện trường vụ sạt lở trên đường Hoàng Hoa Thám, Đà Lạt.
(PLVN) - Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc lập quy hoạch, quản lý và cấp phép xây dựng; cấp thiết xây dựng bản đồ khoanh vùng rủi ro… là một số giải pháp được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống sạt trượt, ngập lụt cục bộ trên địa bàn Lâm Đồng, diễn ra hôm qua (22/9).

Xây dựng văn minh sinh thái trong ứng xử với tự nhiên

Bảo vệ môi trường bắt đầu từ hành động nhỏ như vứt rác đúng chỗ. (Nguồn ảnh: PV)
(PLVN) - Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, môi trường là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Bảo vệ môi trường không chỉ là cam kết quốc gia với cộng đồng quốc tế mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân, cộng đồng, tổ chức nhằm bảo vệ môi trường sống của chính mình. “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” chính là chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.