Dự báo làn sóng trẻ em sinh từ... trứng đông lạnh

Tờ rơi quảng cáo dịch vụ đông lạnh trứng
Tờ rơi quảng cáo dịch vụ đông lạnh trứng
(PLO) - Vào một buổi tối đầu tháng 12/2017, khoảng hơn 20 người phụ nữ vừa nhấm nháp phô mai vừa trò chuyện rôm rả tại một nhà hàng sang trọng ở Manhattan, New York, Mỹ. Họ đến đây không phải nói về công việc hay sở thích chung mà chỉ có một mục đích: Chia sẻ kinh nghiệm về dịch vụ đông lạnh trứng.

Trong khoảng một thập niên qua, dịch vụ đông lạnh trứng phát triển bùng nổ ở Mỹ. Thống kê cho thấy kể từ năm 2009 số lượng phụ nữ Mỹ quyết định gửi trứng vào ngân hàng đông lạnh đã tăng 11 lần.

Một số chuyên gia cho rằng thời cơ đã chín muồi để giới tài chính rót tiền đầu tư qua các thương vụ mua bán và sáp nhập. Extend Fertility, một cơ sở y tế chuyên về lĩnh vực sinh sản bắt đầu đi vào hoạt động năm 2016, là nhà tài trợ cho những buổi gặp gỡ và tư vấn cho phụ nữ độc thân như thế này.

Cơ sở này do một quỹ đầu tư tư nhân điều hành dưới sự giám sát chuyên môn của bác sĩ Joshua Klein. Extend Fertility tin rằng công nghệ và tiền bạc sẽ giúp phụ nữ kéo dài thời gian duy trì khả năng sinh sản.

"Tôi tự tin khẳng định rằng cơ sở của chúng tôi dẫn đầu nước Mỹ về số lượng các ca đông lạnh trứng. Tôi chắc rằng dịch vụ này sẽ bùng nổ trong thời gian tới", bác sĩ Klein quả quyết rằng "mỗi năm có khoảng 50.000 phụ nữ" có nhu cầu đông lạnh trứng. Năm ngoái, cơ sở này đã đông lạnh trứng cho 700 phụ nữ.

Khả năng sinh sản của phụ nữ quyết định bởi số lượng và chất lượng trứng. Và cả hai yếu tố này đều suy giảm theo thời gian. Không giống như tinh trùng của nam giới được sản xuất ra hàng ngày suốt cả đời, phụ nữ khi sinh ra đã có sẵn khoảng một tới hai triệu trứng non ở hai buồng trứng. Đến tuổi dậy thì, số trứng non còn khoảng 300.000.

Khi phụ nữ bước sang tuổi 30, số lượng và chất lượng trứng bắt đầu giảm rõ rệt. Và khi bước qua tuổi 40, phụ nữ chỉ còn lại vài trăm trứng. Do những biến đổi hoóc-môn khi mãn kinh, những trứng còn lại khó có thể trưởng thành và sống được. Vào lúc này, đa số các bác sĩ sản sẽ khuyên người phụ nữ muốn mang thai nên đi xin trứng từ người khác.

Chiếu mẫu trứng chín trong màn hình
Chiếu mẫu trứng chín trong màn hình

"Tôi có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này và trong 20 năm đầu tiên, phải nói rằng, y học chưa đủ tiến bộ để giúp kéo dài thời gian duy trì khả năng sinh sản của người phụ nữ", bác sĩ Kevin Doody, chủ tịch của hiệp hội công nghệ hỗ trợ sinh sản tại bang Texas, cho biết. Nhưng hiện hơn 99% các cơ sở y tế về sinh sản ở Mỹ có thể thực hiện được dịch vụ này.  

Phụ nữ được khuyên nên đông lạnh trứng khi càng trẻ càng tốt. Độ tuổi lý tưởng là ngoài 20. "Hãy đông lạnh trứng của bạn!", theo một quảng cáo của cơ sở Extend Fertility. "Hãy nắm lấy và làm chủ tương lai sinh học của bạn. Đông lạnh trứng và ngừng dòng chảy thời gian".

Tuy nhiên, với khoản chi phí 11.000 USD, không phải phụ nữ trẻ nào trong độ tuổi 20 cũng đủ khả năng tài chính. Phụ nữ ngoài 30 có thu nhập ổn định hơn nhưng độ tuổi sinh sản của họ đã không còn lý tưởng như hồi 20. Thống kê cho thấy trong số 6.200 trứng được đông lạnh vào năm 2016, gần 73% là của phụ nữ hơn 35 tuổi và số còn lại thuộc về nhóm trên 38 tuổi.

"Xác suất thụ thai thành công của những người phụ nữ 38-40 tuổi sẽ thậm chí không được một trên bốn người", bác sĩ Doody nói. "Tôi sẽ không nói rằng điều này là bất khả thi nhưng khả năng thụ thai của những nhóm phụ nữ này sẽ không thể cao như những người trẻ hơn”. Có điều "bất cứ lựa chọn nào cũng tốt hơn là không có lựa chọn nào cả".

Tuy nhiên, ngành dịch vụ đông lạnh trứng vẫn non trẻ. Giai đoạn thử nghiệm của loại dịch vụ này mới kết thúc khoảng năm năm trước. Số lượng trẻ được sinh ra từ trứng đông lạnh hiện rất ít. Ví dụ tính đến năm 2015, ở Anh mới chỉ có 20 trẻ em được sinh ra từ trứng đông lạnh trong tổng số 2.000 trẻ chào đời bằng phương pháp này trên khắp thế giới. "Làn sóng trẻ em được sinh ra từ trứng đông lạnh vẫn chưa tới đâu", bác sĩ Klein thừa nhận.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.