Dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông: Sinh kế của gần 20 triệu người có nguy cơ “sạt lở”

Dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông: Sinh kế của gần 20 triệu người  có nguy cơ “sạt lở”
(PLO) - Trước việc phát triển các đập thủy điện của những quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông làm tăng nguy cơ “tan chảy” Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hôm qua (12/5), Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam đã tổ chức “Hội thảo tham vấn Dự án Thủy điện Pắc - Beng của Lào trên dòng chính sông Mê Kông của Lào” tại Cần Thơ.

Sinh kế người dân bị ảnh hưởng

Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam Trần Hồng Hà cho biết, trong thời gian gần đây, tình hình khai thác nguồn nước ở các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông ngày càng tăng, đặc biệt là phát triển thủy điện dòng chính đang thu hút sự quan tâm của dư luận. 

Bộ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh: Trong quá trình phát triển, nhu cầu sử dụng nguồn lợi thượng nguồn dòng chính sông Mê Kông là tất yếu; vấn đề cốt yếu là giải quyết tốt mối quan hệ giữa biến đổi và tác động.

Việt Nam luôn quan tâm đặc biệt đến việc chia sẻ lợi ích trong việc khai thác sử dụng nguồn nước sông Mê Kông, việc tham vấn về dự án thủy điện Pắc – Beng sẽ giúp nước bạn có thêm những luận cứ về khoa học để có những đánh giá tác động tốt hơn về lâu dài, bảo đảm lợi ích hài hòa các quốc gia.

Nói về những tác động của dự án thủy điện Pắc - Beng trong lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Văn Trọng, đại diện Viện Nghiên cứu Môi trường Thủy sản cho hay, theo đánh giá sơ bộ của nhóm công tác quốc gia, công trình thủy điện Pắc - Beng gây nguy cơ suy giảm chất lượng nước, làm giảm hàm lượng và tải lượng phù sa bùn cát về phía hạ lưu dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, quan ngại đến sinh kế của gần 20 triệu người dân khu vực này. 

Ngoài ra, các chuyên gia cũng quan ngại với thiết kế hiện nay của công trình thủy điện Pắc - Beng, lưu lượng dòng chảy hạ lưu công trình trong tháng kiệm nhất có thể chỉ đạt khoảng 400m3/s, giảm gần 20% so với điều kiện nền, làm cho hiện tượng xâm nhập mặn trên hai sông chính ở nước ta gia tăng lên, lượng bùn về sẽ giảm và giảm đáng kể nguồn chất dinh dưỡng trong nước… Đồng thời, tác động xuyên biên giới của công trình thủy điện Pắc - Beng tới kinh tế - xã hội tới Việt Nam cũng gia tăng dần theo thời gian. Tác động tích lũy của Dự án Pắc - Beng sẽ làm gia tăng sạt lở, xâm nhập mặn, tăng thêm mức độ ảnh hưởng cho khoảng 16 – 20% dân số ĐBSCL.

Cần thông tin đầy đủ về thủy điện Pắc - Beng 

Trước những quan ngại về tác động của các hoạt động phát triển thủy điện trên thượng nguồn nói chung và Công trình thủy điện Pắc - Beng nói riêng đối với ĐBSCL, PGS.TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) lo ngại, việc đánh giá tác động môi trường của đập thủy điện này không chính xác và đề nghị hoãn xây dựng để có thể đánh tác động giá đầy đủ, giảm thiểu tác động; hướng tới mục tiêu sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước cũng như các tài nguyên liên quan lưu vực sông Mê Kông.

Trong bối cảnh đó, là quốc gia nằm ở cuối nguồn, Việt Nam quan ngại sâu sắc về tác động của các công trình này đến môi trường, kinh tế - xã hội, sinh kế của người dân từ việc triển khai các công trình thủy điện ở các nước thượng nguồn. GS. Nguyễn Ngọc Trân kiến nghị Ủy ban Sông Mê Kông quốc tế cần hoãn việc xây đập để bổ sung số liệu báo cáo, đánh giá tác động đầy đủ hơn. Trong đó phải xây dựng được cơ chế nguồn nước, dự án khai thác nguồn nước cần được đánh giá tác động của môi trường trên toàn lưu vực.

GS Trân quan ngại, dự án này sẽ tác động xấu tới ĐBSCL. Cần công bố thông tin quản lý nguồn nước tác động theo không gian và thời gian, các rủi ro, cơ chế vận hành, an toàn của đập khi có động đất...  Ông Trân đề xuất cần có báo cáo lượng nước mặt và trầm tích giữ tác động của đập theo lũy kế trong khoảng thời gian dài, ít nhất cũng là từ 5 đến 10 năm.

TS. Vũ Ngọc Long - Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam đề xuất, cần bổ sung nghiên cứu tác động xuyên biên giới của đập thủy điện trong bố cảnh biến đổi khí hậu. Đặc biệt là việc ảnh hưởng đến sinh kế cho 20 triệu người dân trong khu vực ĐBSCL phụ thuộc vào sông Mê Kông.  

Nói về thực trạng tự nhiên khu vực ĐBSCL, ThS. Nguyễn Hữu Thiện - Trưởng nhóm tư vấn Quốc gia về Đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện dòng chính Mê Kông cho hay, việc sạt lở khắp nơi ở đồng bằng phần lớn nguyên nhân là thiếu hụt về bùn và cát, là hậu quả tác động chính của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung: