Dự án Điện gió trước “giờ G”: Khó chồng khó

Rất nhiều dự án điện gió không thể hoàn thành để hưởng giá FIT.
Rất nhiều dự án điện gió không thể hoàn thành để hưởng giá FIT.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mới đây, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) đã có văn bản “đôn đốc” chủ đầu tư các dự án điện gió hoàn thành thủ tục để đủ điều kiện được hưởng giá ưu đãi đối với nguồn năng lượng tái tạo. Từ nay đến hạn chót 31/10/2021 không còn nhiều thời gian, khiến nhiều chủ đầu tư lo lắng.

Khó chồng khó!

Theo cập nhật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có 106 nhà máy điện gió gửi hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) với tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD là 5655,5 MW. Tính đến ngày 15/10, đã có 11 nhà máy điện gió với tổng công suất 443MW được công nhận COD.

Vài tháng trước đây, liên tục các chủ đầu tư (CĐT), UBND các tỉnh nơi có các dự án điện gió cũng gửi văn bản đến Chính phủ và Bộ Công Thương đề nghị gia hạn thời hạn giá FIT2 (cơ chế giá khuyến khích năng lượng tái tạo). Ngay cả khi đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) khẳng định “không gia hạn FIT2 sau thời hạn ngày 31/10” thì các địa phương và CĐT vẫn “còn nước còn tát”, tiếp tục gửi kiến nghị gia hạn đến các cơ quan có thẩm quyền.

Trong khi thời hạn 31/10 đang đến gần thì các CĐT điện gió lại được phen “náo loạn” khi nhận được văn bản “đôn đốc, nhắc nhở” về các quy định để dự án được hưởng giá FIT2 từ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, trong đó có nội dung: “công trình phải có văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC)... Đây là một trong các cơ sở để đơn vị trong lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương hoặc UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận kết quả nghiệm thu, đưa công trình điện gió vào sử dụng trước ngày 1/11”.

Ngày 14/10, EVN có văn bản cho biết, đồng ý COD các dự án “chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”. Nhưng kèm điều kiện “bên bán điện phải chấp nhận hủy bỏ công nhận COD nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ý kiến về việc bên bán điện chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình” (tức chưa có văn bản nghiệm thu về PCCC).

Văn bản này cũng lưu ý, Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia chỉ đưa vào sử dụng những dự án đã được công nhận COD và có “văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương các tỉnh về kết quả kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng”.

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, văn bản của EVN tưởng là “nới” nhưng không phải “nới”, bởi EVN vẫn công nhận COD nhưng COD xong… để đấy, các dự án chưa được bán điện. Chỉ khi nào các dự án đáp ứng được yêu cầu PCCC, mới đưa vào danh mục huy động điện và hưởng giá FIT2.

“Trước đây, chúng tôi được cho phép “nợ PCCC” và trong quá trình nợ vẫn được bán điện. Giờ thì cứ… nằm yên chờ có PCCC mới được bán điện. Khó chồng chất khó!” - đại diện một dự án điện gió than.

Đồng hành hay “siết chặt”?

Chia sẻ với Báo PLVN, Giám đốc một công ty về năng lượng tái tạo cho biết, cũng may dự án của Công ty ông đã về đích, nếu không thì sẽ… áp lực và khốn khổ với văn bản “đôn đốc” mới đây của Bộ Công Thương.

Văn bản này gần như là đặt “dấu chấm hết” cho những nỗ lực cuối cùng của các chủ đầu tư điện gió trong thời điểm chạy nước rút. Bởi, thực tế, hiện giờ, khi chưa thể hoàn thành để COD thì không thể có “3 đầu 6 tay” để thực hiện đầy đủ quy định về PCCC.

Đại diện một dự án điện gió đang “chạy nước rút” cũng cho rằng, không thể gắng hết sức để vừa hoàn thành những công việc cuối cùng trong những ngày ít ỏi còn lại của thời hạn lại phải vừa đề nghị các cơ quan chức năng thẩm định cấp phép về PCCC theo đúng quy định được.

Thậm chí, nếu có kịp “chạy FIT” cũng không có khả năng hoàn thành giấy chứng nhận PCCC. Trước đây, sau khi hoàn thành dự án thì Công ty sẽ được Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cấp giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 1 năm (được coi là thời gian cho nợ thủ tục PCCC). Trong thời hạn này vẫn mua bán điện bình thường. Sau 1 năm mà vẫn chưa hoàn thành thủ tục PCCC thì lại được cấp tiếp giấy phép hoạt động thêm 1 năm nữa.

“Thường thì chúng tôi vẫn xoay xở theo cách này vì nói thật để đáp ứng được đúng quy định và nhận được giấy chứng nhận PCCC vô cùng khó khăn. Mà giờ lại siết thế này thì không biết bao giờ chúng tôi mới được bán điện…” - đại diện doanh nghiệp cho biết.

Giám đốc một doanh nghiệp điện gió cho rằng, trong khi Chính phủ vẫn chỉ đạo cần tạo mọi điều kiện để hỗ trợ sản xuất kinh doanh thì việc Bộ Công Thương “siết chặt” điều kiện khiến các CĐT điện gió không có cửa để bán điện, Trong giai đoạn khó khăn này, các bộ, ngành cần phải đồng hành cùng doanh nghiệp chứ không phải “bồi thêm một cú hồi mã thương khiến cho các chủ đầu tư nản lòng thêm.

Phóng viên đã liên lạc với lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo để hỏi thêm về văn bản mà Cục mới ban hành nhưng được hồi âm rằng, “làm việc qua Văn phòng Bộ”.

Đọc thêm

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...