Động đất Indonesia gây rung lắc ở Hà Nội, TP HCM


Gần 16h hôm nay, nhiều người đang làm việc tại các tòa nhà cao tầng ở TP HCM và Hà Nội cảm nhận rõ sự rung lắc trên bàn, bảng treo tường..., do sóng động đất từ Indonesia. 20 nước khu vực Ấn Đọ Dương đã được cảnh báo sóng thần.

"Tôi thấy mọi thứ chao đảo nhẹ trước mắt khoảng 3 phút trong văn phòng", chị Thu Huyền, làm việc tại cao ốc ở quận 1, TP HCM, cho biết. Một số người tại cao ốc trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, cũng cảm nhận rõ rung lắc, tấm bảng treo rung chuyển.

Tòa nhà Bitexco ở quận 1 cũng có tình trạng tương tự, nhiều người trong tòa nhà này cảm thấy chao đảo, tức ngực. Nhiều nhân viên văn phòng vội vã chạy xuống đường.

Tại Hà Nội, anh Kiên, nhân viên văn phòng tại tòa nhà Vietcombank đường Trần Quang Khải kể lại: "Mọi thứ diễn ra rất nhanh, chúng tôi chỉ kịp cảm nhận mất thăng bằng và chóng mặt khi nhìn bên ngoài cửa sổ".

Anh Kiên cho hay, một số người đã chạy xuống dưới sân để tránh nạn. Ban quản lý tòa nhà lập tức liên hệ với viện Vật lý địa cầu để hỏi thông tin. Sau khi biết chỉ rung động nhẹ nên mọi người trở về làm việc bình thường.

xxx
Nhiều người chạy xuống đường tại tòa nhà ở quận 4, TP HCM.

Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất sóng thần Việt Nam cho biết, Việt Nam chịu ảnh hưởng động đất 8,9 độ richter vừa xảy ra ở Indonesia. Tuy nhiên, Việt Nam nằm xa khu vực động đất nên chỉ những người ở khu vực cao tầng có cảm giác rung.

"Sóng động đất làm các tòa nhà ở Việt Nam rung động, đây chỉ là rung động do sóng động đất chứ không phải dư chấn động đất và không ảnh hưởng nhiều", ông Minh nói.

Giáo sư Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cũng khẳng định, những trận động đất ở Indonesia, Việt Nam rất khó bị ảnh hưởng nhiều. Khu vực phía Nam cảm nhận rung chấn rõ nhất, nhưng không lớn. Chiều 11/4, trạm đo địa chấn ở phía Nam ghi nhận được những rung động nhỏ, dưới 5 độ richter. Hiện chưa có cảnh báo sóng thần tại Việt Nam.

Viện Vật lý địa cầu cũng ghi nhận trận động đất ở Indonesia xảy ra gần vị trí động đất Sumatra năm 2004.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất có cường độ 8,7 độ Richter và xảy ra xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia, lúc 14h38, giờ địa phương. Tâm chấn ở độ sâu 33 km, cách thành phố Banda Aceh ở phía bắc đảo Sumatra khoảng 431 km.
 

aa
Vị trí và tầm ảnh hưởng của trận động đất.


Cơ quan cứu nạn Indonesia đã điều các đội cứu hộ tới tỉnh Aceh. Nhiều người dân đảo Sumatra nhảy bổ ra khỏi nhà, hét lo những lời cầu nguyện. Họ nhào vào ô tô, lên xe máy, lao ra đường phố chật cứng những người đang tìm đường đến nơi cao hơn.

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình dương tại Hawaii đã ban hành cảnh báo sóng thần đối với toàn bộ Ấn Độ dương, liên quan đến khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Australia, Myanmar, Thái Lan, Maldives và các quốc đảo láng giềng, Malaysia, Pakistan, Somalia, Oman, Iran, Bangladesh, Kenya, Nam Phi và Singapore.

Tại nhiều thành phố của Ấn Độ, người ta cảm nhận được cơn địa chấn. Hàng trăm người bỏ chạy khỏi các cao ốc tại thành phố Bangalore. Người dân ở thủ đô Bangkok của Thái Lan và nhiều người ở Singapore cũng cảm nhận rõ trận động đất.

Indonesia nằm trên các đứt gãy của trái đất, là nơi thường xảy ra động đất và núi lửa. Khu vực xảy ra động đất ngày hôm nay cũng từng chứng kiến một trận động đất kinh hoàng tháng 12/2004. Cơn đại địa chấn 9,1 độ Richter ngoài khơi Sumatra gây sóng thần ở các nước Ấn Độ dương, khiến gần khiến gần 300.000 người, trong đó có một phần tư ở Indonesia thiệt mạng.

Theo VnExpress
 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.