Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 04/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm việc với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL) về kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác 3 tháng cuối năm 2024.

Theo Báo cáo tại buổi làm việc, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã bám sát các Chương trình, Kế hoạch công tác và Kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Cục cũng chủ động, giải quyết kịp thời các công việc phát sinh bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Cụ thể, Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện 09 văn bản, đề án; chủ trì tổ chức thẩm định đối với 10 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định phân công các đơn vị thẩm định, góp ý, tham gia xây dựng đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2024; góp ý 123 văn bản do các cơ quan trong và ngoài Bộ gửi lấy ý kiến. Đồng thời phát hành 44 văn bản trả lời đề nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của công dân, các Bộ, ngành, địa phương và xử lý 17 đơn thư gửi về Cục.

Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu tại buổi làm việc.

Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn phát biểu tại buổi làm việc.

Bên cạnh đó,Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã phối hợp với Trung tâm Chính phủ số, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tổ chức 12 Hội nghị, hội thảo, Đoàn kiểm tra, trong đó có 04 Đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, 02 Đoàn kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024.

Ngoài ra, Cục cũng chủ động thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2024 liên quan đến lĩnh vực công tác của Cục; triển khai quyết liệt, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình hành động của ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài trong năm 2024...

Trong 3 tháng cuối năm 2024, Cục QLXLVPHC&TDTHPL sẽ tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản, đề án về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Kế hoạch công tác đã được phê duyệt; hướng dẫn bộ, ngành, địa phương, các đơn vị thuộc Bộ giải quyết vướng mắc trong thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính; phối hợp chặt chẽ với Cục Công nghệ thông tin, Cục Kế hoạch – Tài chính và các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ về đầu tư dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính – Giai đoạn 1 bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 và Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2024; xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành; triển khai nghiên cứu cơ chế, công cụ để người dân, tổ chức phản ánh, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý và theo dõi xử lý phản ánh liên quan đến thi hành pháp luật theo chỉ đạo của Bộ trưởng; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu và thực hiện công tác truyền thông về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, nhất là những văn bản mới được ban hành.

Các đại biểu trao đổi

Các đại biểu trao đổi

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi một số khó khăn trong công tác như khối lượng công việc lớn, nhiều nhiệm vụ đòi hỏi gấp về thời gian, sự biến động về nhân sự. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác như: đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Cục, đặc biệt là các công chức trẻ, công chức có trình độ chuyên môn sâu…

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả công tác Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã đạt được trong thời gian qua. Thứ trưởng đề nghị Cục nghiên cứu xây dựng văn bản của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp gửi các Ban Cán sự Đảng của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; đồng thời tiếp tục đổi mới hình thức theo dõi thi hành pháp luật và triển khai hiệu quả Thông tư số 08/2024/TT-BTP ngày 15/8/2024 quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật mới được ban hành; kết hợp giữa kiểm tra thi hành pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Cùng với đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục tăng cường việc tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; nghiên cứu hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị về tồn tại, hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với Cục Kế hoạch – Tài chính xây dựng Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kinh nghiệm quốc tế: Xây dựng chính sách đa số đều xuất phát từ Chính phủ

Tòa nhà lập pháp Ontario tại trung tâm Toronto Canada. (Ảnh minh họa: ofa.on.ca)
(PLVN) -  Một trong những đổi mới đáng chú ý tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 19/2/2025 là Luật đã quy định về xây dựng chính sách. Tham khảo quy trình chính sách của các nước trên thế giới sẽ là kinh nghiệm tốt để chúng ta thực hiện có hiệu quả quy định mới này của Luật Ban hành VBQPPL năm 2025.

Các cơ quan xây dựng, ban hành văn bản pháp luật phải chịu trách nhiệm đến cùng theo đúng chức năng, nhiệm vụ

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đã có những đổi mới rất mạnh mẽ. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, là khâu “đột phá của đột phá”. Để thể chế hóa chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) với những điểm mới rất mạnh mẽ. Trong đó, có đổi mới hết sức quan trọng về quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL nhằm đẩy nhanh tiến độ ban hành luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

"Cần nghiên cứu sửa Hiến pháp"

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa: “Cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc hiến định để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm”.
(PLVN) - Trên cơ sở thay đổi tư duy về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp đề xuất nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp quy định nguyên tắc “lập pháp phải hợp hiến; hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở pháp luật và tính công bằng của pháp luật” nhằm khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước, vì lợi ích cộng đồng.

Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Vừa qua, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Trì, UBND xã Tứ Hiệp, UBND xã Tân Triều tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Tứ Hiệp và xã Tân Triều.

Các trung tâm tài chính tại Việt Nam: Xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhưng phải có kiểm soát

Nhiều việc phải làm để TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành chức năng về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam (Nghị quyết), diễn ra chiều 21/2 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng về thể chế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên.

GS.TS Võ Khánh Vinh: “Đổi mới xây dựng pháp luật phải theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người”

GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
(PLVN) - Kỷ nguyên phát triển mới của đất nước đòi hỏi phải đổi mới căn bản, mạnh mẽ, mang tính đột phá cách mạng công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật theo hướng phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là nội dung trao đổi của GS.TS Võ Khánh Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với Báo Pháp luật Việt Nam.