Đội đột kích Commandos: Phá tung các bến cảng Normandie

Cảng Le Havre ở sông Seine của Pháp.
Cảng Le Havre ở sông Seine của Pháp.
(PLO) - Lực lượng “Commandos” đã tung hoành trên khắp các chiến trường châu Âu, châu Phi. Hàng loạt những hành động tập kích bất ngờ của họ khiến kẻ thù run sợ, thậm chí ngay cả Hitler cũng cảm thấy tức giận điên cuồng khi nhắc đến họ.
 

Một trong những chiến công của họ là tập kích vào cảng Le Havre ở sông Seine của Pháp vào năm 1942.

Đội đột kích hạm tàu số 10

Le Havre là một bến cảng nằm ở cửa sông Seine của Pháp và có cầu cảng Normandie, cho phép tàu chiến trọng tải lớn cập cảng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi chiếm Pháp, Đức biến nơi đây trở thành điểm đậu của tàu ngầm và cũng là căn cứ sửa chữa, huấn luyện của tàu chiến Đức. Đánh vào cảng Le Havre là một mục tiêu mà nước Anh chọn từ lâu, nhưng chưa có điều kiện thực hiện.

Địa hình cửa sông Seine ở thế dễ phòng ngự, khó tấn công vì nơi đây không có địa điểm nào có thể sử dụng làm bãi đổ bộ. Dựa vào kết quả trinh sát từ trên không, quân Anh xác định, gần cầu tàu quân Đức đã tăng cường thêm 5 trận địa pháo, do vậy, công phá cầu tàu Normandie là nhiệm vụ khá khó khăn. Trung tá lục quân Hermol được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch tác chiến này. Ông là người thông minh, gan dạ từng tham gia vào nhiều trận đánh của “Commandos” và đã lập nhiều chiến công, đã từng được nhận phần thưởng của Thủ tướng Churchill. Hermol lập tức chọn ra 200 thành viên của “Commandos”, bộ tổng chỉ huy giới thiệu thêm 80 người rất thành thạo kỹ thuật phá nổ. Như vậy, kể cả sĩ quan chỉ huy, lực lượng tham gia đánh Normandie đã lên tới 300 người.

Trước khi đánh vào Normandie, giữa đêm 22/3, quân Anh cho lực lượng tác chiến diễn tập bắn đạn thật. Tàu “Kanbela Dawen” làm nhiệm vụ tấn công vào cửa xả nước ở cầu tàu Normandie. Nhằm che đậy ý đồ thật, tạo cho chiếc khu trục “Kanbela Dawen” có vẻ ngoài giống với tàu ngư lôi của quân Đức, Hermol đề nghị cho cắt ngắn bớt một đoạn ống khói, đồng thời sơn tạo màu sắc giống tàu Đức. Địa điểm tập kết, huấn luyện và xuất phát được chọn tại cảng Faermos, cách Le Havre 400km. Đơn vị đặc nhiệm tham gia chiến dịch này được đặt tên là “Đội đột kích hạm tàu số 10”. Ngoài ra, Commandos tung tin, lực lượng này đi ra cả nước ngoài, hiện đang chuẩn bị khối lượng quân trang mùa hè lớn.

Lúc 14 giờ ngày 26/3, lực lượng tập kích nhổ neo xuất phát từ cảng Faermos. Hạm đội được xếp theo đội hình chữ nhất, chia làm 3 đoạn, ở giữa là chiếc khu trục “Asedun”, phía sau là pháo hạm 314 “Tidea” và khu trục “Kanbela Dawen”, tiếp nữa là 14 chiếc xuồng máy và chiếc tàu phóng lôi số 74. Cả hạm đội đi với tốc độ 13 hải lý tiến vào Le Havre.

Lúc gần hoàng hôn, Trung tá Layde phát hiện một chiếc tàu ngầm Đức đang nổi cách khoảng 450m. Ông hạ lệnh cho tàu “Tidea” nổ súng và phóng ngư lôi, nhưng tàu ngầm Đức lập tức lặn xuống nước. Khi đội tàu đến khu vực đã định sớm một tiếng rưỡi so với kế hoạch thì sở chỉ huy được chuyển sang chiếc pháo hạm 314; các thành viên lực lượng đột kích cũng chuyển sang các xuồng máy. Hermol và Layde thống nhất, 22 giờ sẽ xuất phát nhằm hướng cửa sông Seine. Lúc ấy, máy bay Anh sẽ ném bom vào Le Havre, tránh để đội tàu rada của Đức tại mũi Celoske phát hiện, đồng thời che giấu tiếng động cơ phát ra khi thuyền máy đổ bộ.

Tiếng nổ trên sông Senine

Trừ chiếc “Asesdun” và “Tidea” đậu lại ngoài vịnh, những chiếc tàu khác đều kéo cờ Đức, tiến vào cửa sông Seine. Chiếc pháo hạm 314 dẫn đầu, tiếp theo là chiếc “Kanbela Dawen” ở phía sau bên trái, tàu ngầm “Styue” hộ vệ bên phải, 14 chiếc xuồng máy xếp thành đội hình hai hàng dọc, đi cuối cùng là chiếc tàu phóng lôi số 74.

Lát sau, tiếng gầm rú của máy bay ném bom phá vỡ sự tĩnh lặng của buổi đêm. Phía thượng nguồn sông Seine chìm trong các chớp nổ. Lúc 1 giờ 20 phút ngày 28/3, từ hướng bờ Tây sông Seine, sau mấy phát pháo sáng quân Đức bắn hoả lực dày đặc, khiến hai chiếc xuồng máy bị bắn trúng.

Hermol lập tức ra lệnh cho thông tin viên phát tín hiệu nhận biết tàu phóng lôi Đức. “Chúng tôi là tàu phóng ngư lôi Đức, xin cấp cứu khẩn cấp, đã có hai tàu bị thương, xin được lập tức cập bờ…”. Đây là tín hiệu do lực lượng “Commandos” đoạt được từ tàu kéo vũ trang của Đức, khi tấn công vào đảo Barkesa của Na Uy. Ngay sau đó, quân Đức ngừng bắn. Tiếp đó, thông tin viên lại sử dụng ngôn ngữ hàng hải quốc tế thông báo “phía chúng tôi đã bị cuộc pháo kích của ta làm thiệt hại nặng”. 5 phút tạm dừng, đạn pháo từ hai bờ sông lại bắn ra dày đặc. Hermol hạ lệnh cho hạ cờ Đức, kéo cờ Anh lên. Các pháo thủ và lực lượng đột kích cũng bắn trả lại kẻ địch mãnh liệt. Đạn pháo chính xác bay vào các mục tiêu chỉ sau 4 phút, trận địa quân Đức lại lắng xuống. Trong khi kẻ địch còn đang bối rối, đội tàu đã nhanh chóng vượt qua cửa sông Seine.

Vết đạn trong cuộc chiến đấu của đặc nhiệm Commandos tại cảng Le Havre ở sông Seine.

Vết đạn trong cuộc chiến đấu của đặc nhiệm Commandos tại cảng Le Havre ở sông Seine.

Trung tá Hermol lệnh cho tàu “Kanbela Dawen” tấn công. Lúc 1 giờ 36 phút, con tàu khu trục di chuyển với tốc độ 20 hải lý, lao mạnh về phía cửa xả nước. Mũi tàu đâm mạnh vào phần cửa nổi, gây ra tiếng động kinh hoàng. Phần cửa nổi của ụ tàu bị phá huỷ nghiêm trọng. 3 phút sau, khối thuốc nổ mạnh trong tàu được kích nổ, một tiếng nổ xé vang trời lên mặt nước. Quân Đức nhận ra ý đồ của đội tàu nọ, điều động các loại hoả lực pháo kích ngăn cản đối phương, khiến tình hình trở nên phức tạp. Hermol dẫn 8 chiến sĩ chạy lên bờ, tiến đến sở chỉ huy nằm cạnh ụ tàu.

Nhóm đặc nhiệm thứ nhất nhảy xuống từ xuồng máy có nhiệm vụ nổ phía phòng điều khiển van hãm nước, nhưng vấp phải làn hoả lực của địch bắn tới ác liệt, cả nhóm đều hy sinh. Nhóm thứ hai đổ bộ từ “Kanbela Dawen”, đánh vu hồi vào trạm cấp nước, tiêu diệt nhóm lính gác, nhanh chóng cho nổ tung hệ thống cấp nước, tiếp đó quay sang phá huỷ phòng điều khiển van hãm nước.

Trong ụ tàu khói lửa mù mịt, các mũi tấn công thực hiện đổ bộ. Nhưng hoả lực của quân Đức như lá chắn lửa của thần chết chặn họ lại. Xuồng máy số 192 bị trúng đạn bốc cháy, dạt sang bên trái tách khỏi đội hình và mắc cạn ở phía Nam bến tàu cũ; xuồng máy số 156 trúng đạn, hệ thống lái bị hỏng, đâm vào một chiếc tàu hàng cạnh đó, hầu hết các chiến sĩ trên xuồng đều bị thương, đành phải rút khỏi cuộc chiến. Một chiếc khác bị sóng đánh lật úp, các chiến sĩ bị rơi xuống nước. Trong mấy mũi tấn công chỉ có cánh trái và cánh phải mỗi bên có một tàu đổ bộ thành công.

Hermol nhanh chóng kiểm tra lại quân số, tính cả số 30 người bị thương cả nhẹ và nặng cũng chỉ còn lại 70 người. Phương án ban đầu là tập kích thành công sẽ nhanh chóng rút về tàu không thể thực hiện được nữa. Các con tàu dự định đưa lực lượng quay ra cái thì trúng đạn bị chìm, cái thì bị hỏng phải quay ra giữa chừng. Như vậy, đường lui đã bị cắt đứt. Hiện tại chỉ còn cách thực hiện theo phương án 2. Trung tá Hermol lập tức phát đi tín hiệu cứu viện cho Trung tá Layde đảm nhận nhiệm vụ tiếp ứng.

Hai chiếc tàu “Asesdun” và “Tidea”, dưới sự chỉ huy của Trung tá Layde đồng loạt pháo kích, yểm hộ cho lực lượng đột kích rút lui, vừa làm nhiệm vụ tiếp ứng và đón những người không đổ bộ được phải quay trở lại, liên lạc với những xuồng máy còn lại để tập trung quân. Lúc này không quân Anh nhận được mệnh lệnh, cho xuất kích 21 chuyến bay làm nhiệm vụ trên không, nhưng vì tại ụ tàu đang diễn ra cuộc hỗn chiến, lực lượng hai bên lẫn lộn do vậy hiệu quả sử dụng không quân không được như ý muốn.

Hermol chia lực lượng còn lại làm 8 tổ, đi sâu vào thành phố Le Havre ở phía Nam của ụ tàu, sau đó rẽ sang phải đi vào trung tâm thành phố, nhằm tránh hoả lực hạng nặng của địch truy kích. Họ vừa đi vừa đánh và dạt dần về hướng biên giới Tây Ban Nha. Hermol quyết định tìm một nơi trú ẩn tạm thời, dừng lại chỉnh đốn lực lượng, đợi đến khi đêm xuống sẽ chia ra hành động. Nhưng chẳng được bao lâu, bọn Đức đã phát hiện và bao vây họ. Trận chiến không cân sức diễn ra ác liệt, nhiều chiến sĩ anh dũng hy sinh, bọn họ không còn đủ sức lực để chống trả nữa. Hermol quyết định cho mọi người nộp súng đầu hàng.

Cùng ngày hôm đó, lúc 16 giờ 30 phút và 17 giờ 20 phút, tại Le Havre lại xảy ra hai vụ nổ lớn, đó là tiếng nổ từ những quả ngư lôi hẹn giờ của lực lượng tập kích phóng ra từ trước, đường lạch vào cửa xả ngoài bị phá, đường vào bị kẹt, hệ thống đóng mở cửa ụ tàu cũng bị thuốc nổ phá huỷ, rất nhiều binh lính Đức tử trận.

Đây có thể coi đây là vụ tập kích lớn nhất. Trong cuộc chiến đấu này, lực lượng đặc nhiệm của Anh có 34 sĩ quan và 178 binh sĩ hy sinh. Đây là trang sử hào hùng, bi tráng nhất trong lịch sử chiến đấu của “Commandos”. Sau này, Trung tá Hermol và 4 người nữa đã thoát khỏi nơi giam giữ của Đức rồi trốn sang Tây Ban Nha và trở về nước an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.