Độc đáo quà tặng nghìn năm

Mới 5 giờ sáng, xưởng đúc đồng của Công ty CP Mỹ Nghệ Đông Sơn đã tất bật. Gần trăm người thợ miệt mài làm nguội 1000 sản phẩm Rồng Thăng Long cho kịp tiến độ ngày Đại lễ đang đến rất gần.Tiếng cô phát thanh viên chào buổi sáng trên truyền hình lẫn với tiếng đục, tiếng giũa, chạm, tiếng giấy ráp cọ trên đồng mới. Bỗng chốc, như gặp lại hình ảnh làng đúc đồng đất kinh kỳ xưa, thuở còn thịnh vượng, mỗi năm hai mùa làm binh khí, đồ dùng cho Triều đình…

Mới 5 giờ sáng, xưởng đúc đồng của Công ty CP Mỹ Nghệ Đông Sơn đã tất bật. Gần trăm người thợ miệt mài làm nguội 1000 sản phẩm Rồng Thăng Long cho kịp tiến độ ngày Đại lễ đang đến rất gần.Tiếng cô phát thanh viên chào buổi sáng trên truyền hình lẫn với tiếng đục, tiếng giũa, chạm, tiếng giấy ráp cọ trên đồng mới. Bỗng chốc, như gặp lại hình ảnh làng đúc đồng đất kinh kỳ xưa, thuở còn thịnh vượng, mỗi năm hai mùa làm binh khí, đồ dùng cho Triều đình…

a
Người thợ Đông Sơn đang hoàn thiện sản phẩm Rồng Thăng Long

 Nơi tinh hoa làng nghề hội tụ

 Đi bên cạnh tôi, “trưởng xưởng” Nguyễn Văn Quế giãi bày, sở dĩ “đốc thợ” làm sớm bởi Hà Nội đang vào mùa mưa bão, mất điện thường xuyên trong khi ngày Đại lễ đang đến gần, 1000 sản phẩm Rồng Thăng Long là món quà đặc biệt được trông đợi.

Tôi chú ý tới một tốp thợ trẻ đang đang đánh bóng sản phẩm và tỷ mẩn giũa từng chiếc vây rồng cho tới kì vàng bóng lên mới thôi. Nghề đúc đồng vốn vẫn có tiếng là gian nan, vất vả, chỉ cần một chút sơ ý, sản phẩm sẽ phải làm lại từ đầu nên trong suy nghĩ của tôi và nhiều người khác, nghề chỉ hợp với những người “sống chậm”. Khi tôi nói với cậu thợ trẻ Hà Đức Cảnh điều này, Cảnh cười hồn hậu “ vâng, lúc đầu ngồi làm em cũng bị mỏi lưng, nhức mắt nhưng giờ thì quen rồi, mê nghề rồi”.

Cảnh 18 tuổi, quê ở thị xã Phú Thọ, gương mặt sáng và điển trai, ở cái tuổi “ bẽ gãy sừng trâu”, mỗi ngày ngồi gò lưng giũa sản phẩm từ 5 giờ sáng tới 7 giờ tối không phải là chuyện dễ. Huống hồ, sản phẩm mà Cảnh làm đòi hỏi không những phải tỉ mẩn mà còn phải có “hoa tay” và sự nhiệt tâm.

Ngay như anh thợ cả Phạm Văn Dưỡng, dân làng nghề Đồng Xâm - Thái Bình chính gốc, thâm niên hơn 10 năm trong nghề cũng “le lưỡi” trước các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Rồng Thăng Long.“Vì sao sản phẩm đồng mà bóng đẹp như vàng tây thế này, thứ nhất là công nghệ, thứ nhì là bàn tay người thợ mình làm nên, không dễ để có được màu này đâu nhé”, Dưỡng “bật mí”. Bên cạnh Dưỡng, Thu Trang, cô thợ trẻ cũng mới vừa bước qua tuổi 17 bảo, ở làng em chưa từng có ai làm được sản phẩm tinh xảo như sản phẩm Rồng Thăng Long mà chúng em đang hoàn thiện.

a
Niềm vui người thợ đúc đồng trước công trình chào mừng Đại lễ đã hoàn tất

Rời xưởng làm nguội, tôi vào khu vực cẩn đá quý. Nữ nghệ nhân kiêm giám đốc công ty CP Mỹ nghệ Đông Sơn, Lê Diệu Hương đang cùng các bác thợ cả của những phố nghề, làng nghề kim hoàn “bậc nhất kinh kỳ” tiến hành “cẩn” đá rubi vào hai mắt rồng. Viên ruibi được gắp bởi thứ “kìm” đặc biệt, được lắp vào hai mắt sao cho khít khao, vừa đạt tính thẩm mỹ vừa đạt độ “trường cửu”. “ Tương tự như khi gắn ngọc vào các mặt nhẫn hay dây chuyền, có điều khó hơn nhiều bởi không thể làm những cái “chốt” thô thiển trên sản phẩm”, Huy - một thợ kim hoàn còn khá trẻ cho biết rồi nói thêm “chỉ có thợ kim hoàn nhà nghề mới dám đảm trách công việc khó thế này”.

Bên cạnh khu “cẩn ngọc”, một xưởng mộc cũng đang hoạt động hết công suất. Từng tốp thợ đang gia công đế và hộp đựng sản phẩm bằng gỗ tự nhiên. Chiếc đế được nghệ nhân Lê Diệu Hương tạo hình mô phỏng Hoàng Thành Thăng Long, đơn giản mà đẹp, hàm chứa những ẩn dụ sâu sắc về lịch sử mảnh đất “Đế vương muôn đời”. Chiếc hộp được thiết kế như một chiếc vali nhỏ, đẹp và sang trọng đến độ hôm đại diện công ty đưa sản phẩm tới “ra mắt” Đại đức Thích Minh Hiền - Phó Ban Văn Hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại đức cứ nhất nhất cho rằng công ty đặt ở… Trung Quốc chứ làng nghề Việt Nam không thể làm đẹp và tinh xảo đến vậy. Chỉ khi công ty đưa ra những tấm ảnh minh chứng là sản phẩm đang được hoàn thiện ngay tại xưởng thì Đại đức mới tin.

Nghe chuyện, tôi hỏi nghệ nhân Lê Diệu Hương rằng có nhất thiết phải cầu kỳ tới từng milimet thế không, gạt những giọt mồ hôi đang đua nhau thánh thót rơi, Lê Diệu Hương chân chất tâm sự “Không thể làm ẩu, làm sót, dù chỉ là những chi tiết nhỏ. Mà để sản phẩm đạt độ tinh xảo, hoàn mỹ thì khâu nào cũng phải tinh”. Đó là “khẩu ngữ” mà người thợ công ty Đông Sơn phải thuộc nằm lòng mỗi khi chạm tay vào bất cứ công đoạn nào của sản phẩm. Để có được sản phẩm hoàn thiện, không phải chỉ có công của người thợ đúc đồng, tạo hình sản phẩm mà của tất cả các công đoạn từ làm khuôn mẫu, đúc, rồi các công đoạn làm nguội, lắp ngọc, làm đế, hộp đựng sản phẩm. Nói không quá thì sản phẩm Rồng Thăng Long đã không còn là sản phẩm của riêng công ty Đông Sơn chúng em mà là tinh hoa của sản phẩm làng nghề truyền thống về đồng, về kim hoàn, gỗ mỹ nghệ… khắp nơi trong cả nước hội tụ với cùng tâm nguyện là có một món quà quý chào mừng ngày Đại lễ”.

 Món quà cuộc sống

Tâm nguyện của những người thợ làng nghề truyền thống đã được ghi nhận. Không chỉ trong nước, đông đảo Kiều bào sinh sống ở nước ngoài và người nước ngoài sống ở Việt Nam quan tâm, đón nhận. Mỗi ngày, công ty Đông Sơn nhận được hàng trăm Email hỏi thăm và mong muốn được sở hữu Rồng Thăng Long trong dịp Đại lễ. Trong “danh sách” những người đăng ký sở hữu Rồng, nghệ nhân Lê Diệu Hương tâm sự rằng chị rất ấn tượng với câu chuyện Ngài Đại sức Italy tại Việt Nam, ông Perugini.

a
Đại sứ Italia- một trong những chính khách đầu tiên sở hữu Rồng Thăng Long

 Đến từ đất nước nổi tiếng với nền văn hóa La Mã cổ đại, ông Perugini yêu thích nghệ thuật và đặc biệt quan tâm tới các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng đồng và bạc của Việt Nam. Thông qua báo chí, biết sản phẩm Rồng Thăng Long là quà tặng đặc biệt chào mừng Đại lễ, ông Perugini bày tỏ mong muốn được sở hữu một sản phẩm để ghi dấu sự kiện trọng đại này. Hơn thế, “Tôi có cảm nhận các đường uốn lượn của rồng Thăng Long mang ý nghĩa như những khó khăn mà tôi đã vượt qua để có được thành công ngày nay”, Ông Perugini chia sẻ và cho biết thêm, sau khi hết nhiệm kỳ đại sứ, đây sẽ là món quà kỷ niệm được ông mang về nước nhằm lưu lại dấu ấn quãng thời gian công tác ở Việt Nam. “Khi trao sản phẩm Rồng cho ông Perugini, tôi rất cảm động. Vậy là tinh thần của những người thợ gửi gắm trong tác phẩm đã lay động những người yêu và trân trọng văn hóa, trân trọng giá trị của cuộc sống từ bàn tay của những người thợ thủ công như chúng tôi”, nghệ nhân Lê Diệu Hương nói.

a
Đại đức Thích Minh Hiền làm lễ khai quang 1000 Rồng Thăng Long

Ngắm những sản phẩm Rồng Thăng Long mềm mại, dũng mãnh, biểu trưng lịch sử 1000 năm Thăng Long, tôi cảm nhận được những ẩn dụ sâu sắc từ lời chia sẻ chân thành và mộc mạc của người nữ nghệ nhân mới 34 tuổi đời nhưng đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề đúc đồng truyền thống. Cũng bởi đó là “món quà cuộc sống” nên chị và những người thợ Đông Sơn đã có tâm nguyện dành một số sản phẩm tiêu biểu để tổ chức đấu giá từ thiện trên Đài truyền hình Việt Nam. Lê Diệu Hương cho biết toàn bộ số tiền thu được từ đêm truyền hình trực tiếp đấu giá các sản phẩm đặc biệt này, công ty mong muốn được đóng góp cho Quỹ nạn nhân Chất độc da cam - Dioxin Việt Nam.

[links()]

Ước nguyện ấy nhỏ bé nhưng hàm chứa những thông điệp lớn lao của những người thợ thủ công gửi từ thành phố văn hiến, thành phố Vì hòa bình nhân dịp 1000 năm tuổi.

Thanh Lương

Công ty CP Mỹ nghệ Đông Sơn là đơn vị được UBND Thành phố Hà Nội giao thực hiện Đề án đúc 1000 Rồng Thăng Long làm quà lưu niệm đặc biệt chào mừng Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Độc giả có thể truy cập địa chỉ www.rongthanglong.vn để biết thêm những chi tiết lý thú về đề án và sản phẩm Rồng Thăng Long.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...