Doanh nghiệp Nhà nước: Giảm sở hữu nhà nước để tăng năng lực số hóa

EVN là một trong số DNNN đi đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)
EVN là một trong số DNNN đi đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả hoạt động.  Tuy nhiên, ngoài một số tập đoàn lớn của Nhà nước đã rất tích cực chuyển đổi thì phần lớn các DN có vốn nhà nước (DNNN) vẫn lúng túng với dòng chảy của cuộc CMCN 4.0…

Vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Mức độ sẵn sàng của DNNN trong trong cuộc CMCN 4.0: Thực trạng và kiến nghị chính sách” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) phối hợp với NBN Media tổ chức trong  khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Mức độ sẵn sàng: Thua  doanh nghiệp tư nhân

Báo cáo “Định vị DNNN trong cuộc CMCN 4.0” vừa được CIEM công bố cho thấy, ở một số DNNN quy mô lớn, mức độ ứng dụng và mức độ sẵn sàng cho công nghệ 4.0  khá cao (như Viettel. EVN, PVN…). Tuy nhiên, ở mặt bằng chung, mức độ ứng dụng công nghệ 4.0 của DN Việt Nam còn ở mức độ thấp và ở DNNN mức độ ứng dụng còn thấp hơn DN tư nhân và DN FDI. 

Đáng chú ý, khảo sát cũng cho thấy mặc dù DNNN có mức độ phổ cập máy tính và Inernet cao hơn so với DN tư nhân và DN FDI nhưng tần suất sử dụng thấp hơn. DNNN đang thua kém DN ngoài nhà nước về hiệu suất sử dụng máy tính, internet trong 9 ngành (chỉ hơn 3 ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm; Điện khí nước; Giải trí).

“Nói đến CMCN 4.0 là nói đến đổi mới sáng tạo (ĐMST), mà ĐMST là nói đến rủi ro rất cao. Điều này xét về mặt thể chế là rất bất lợi cho DNNN. DNNN không thể dám thực hiện hoạt động đầu tư vào công nghệ 4.0 vì phải bỏ ra một khoản đầu tư rất lớn, nhưng lợi ích mang lại có thể thành công hoặc không thành công và thành công có thể ở trong một giai đoạn rất dài.”- ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM phân tích.

Doanh nghiệp càng ít vốn nhà nước càng dễ đổi mới

Báo cáo của CIEM cũng chỉ ra rằng, ngoài một số DNNN có quy mô lớn đã rất chủ động, tích cực trong cuộc CMCN 4.0 thì DNNN có sở hữu nhà nước càng ít thì năng lực, trình độ và mức độ ứng dụng công nghệ 4.0 cao hơn so với DNNN được Nhà nước sở hữu tỷ lệ lớn.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong khi cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra từng ngày, từng giờ thì mức độ quan tâm của DNNN kỳ vọng sẽ cao hơn trong 5 năm tới. Cụ thể, điểm trung bình hiện trạng số hóa của DNNN hiện nay đối với DN lớn là 3,07 điểm, DN vừa là 2,46 điểm và DN nhỏ là 1, 84 điểm. Mục tiêu trong 5 năm tới điểm số này tương ứng là 4,5; 4,51 và 4,2. Đặc biệt, một số ngành có điểm số hóa thấp như: Bất động sản (1,3); Nông lâm thủy sản (1,4); Hành chính dịch vụ (1,8)…

Đáng chú ý, khi khảo sát về mức độ sử dụng, phân tích số liệu khách hàng để gia tăng hiểu biết về khách hàng thì 70% DN có nhiều hơn 50% sở hữu nhà nước cho biết “Ít hoặc không sử dụng” và chỉ có 30% có câu trả lời “Sử dụng nhiều”. Tỷ lệ này ở DN có ít hơn 50% sở hữu nhà nước có tỷ lệ tương ứng là 20% và 80%.

Tương tự với khảo sát về mức độ đáp ứng công việc của bộ phận IT, 54% DN có nhiều hơn 50% sở hữu nhà nước ở dưới mức trung bình và chỉ có 46% trên mức trung bình. Trong khi tỷ lệ này ở DN có ít hơn 50% sở hữu nhà nước tương ứng là 10% và 80%.

“Rõ ràng, khi DN có vốn nhà nước lớn thường chậm ra quyết định do những ràng buộc về cơ chế đối với DNNN.” -  ông Trịnh Đức Chiều, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN (CIEM) lý giải.

Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

Những bất cập về cơ chế chính sách đối với DNNN trong cuộc CMCN 4.0 được đại diện CIEM chỉ ra, đó là: Hiện vẫn thiếu văn bản pháp lý, chính sách, chiến lược khoa học công nghệ (KHCN) đặt ra mục tiêu cụ thể, định lượng cho DNNN. Ràng buộc cứng duy nhất đối với các DNNN là lập quỹ phát triển KHCN: trích 3-10% của thu nhập tính thuế.

DNNN chưa thực sự được coi là một đối tượng quan trọng trong hệ sinh thái ĐMST, chưa có quy định, chính sách ràng buộc hợp tác, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các DNNN để phát triển hệ sinh thái ĐMST; thiếu cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện đầu tư, phát triển; thiếu các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu DNNN theo hướng thúc đẩy phát triển KHCN.

Để DNNN sẵn sàng với cuộc CMCN 4.0 nhiều chuyên gia cho rằng cùng với việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách thì cần phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, kể những ngành, lĩnh vực ưu tiên trong công nghệ 4.0.

Cụ thể, cổ phần hóa mạnh mẽ hơn các DN mà Nhà nước nắm giữ chi phối ở tất cả các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong công nghệ 4.0; Thu hút các cổ đông chiến lược, có năng lực công nghệ, tài chính, thương hiệu và thị phần, đặc biệt là các cổ đông nước ngoài có năng lực công nghệ 4.0; Thoái vốn triệt để ở DNNN kinh doanh bất động sản để huy động dòng vốn vào nghiên cứu, phát triển KHCN…

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 với chỉ đạo phải có cơ chế cho DNNN thực hiện đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào khởi nghiệp ĐMST.

Trước đó, tháng 7/2019, Bộ KH&ĐT đã trình dự thảo chiến lược quốc gia về CMCN 4.0, trong đó quy định trọng trách của DNNN: DNNN chủ động, tích cực thực hiện các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của DN, làm hình mẫu cho các DN khác noi theo.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).