Doanh nghiệp cần gì?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày mai (9/5), Hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp (DN) toàn quốc sẽ diễn ra, được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương; 30 điểm cầu các bộ, ngành; và truyền hình trực tiếp.

Với số lượng đại biểu khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và khoảng 800.000 DN, trên 5 triệu hộ kinh doanh cùng nhân dân cả nước có thể theo dõi, sự kiện này được xem như “Hội nghị Diên Hồng”.

Trước Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ mục đích Hội nghị là tháo gỡ khó khăn để tăng tốc phát triển, nên ngoài sự phấn đấu của bản thân DN thì trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành rất quan trọng.

Vì sao Thủ tướng nhấn mạnh điều này? Và DN cần gì? Có một vài sự kiện vừa mới xảy ra có thể giải đáp câu hỏi trên.

Tại cuộc tọa đàm do “đầu tàu kinh tế” TP HCM tổ chức ngày 5/5, thống kê cho thấy có đến 61% DN gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ và TP; 28% DN cho rằng quy trình, thủ tục phức tạp; 14% DN đánh giá cán bộ, cơ quan hướng dẫn chưa nhiệt tình…

Tại cuộc họp tại Hà Nội ngày 6/5, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc đẩy mạnh cải cách hành chính, rằng đây là giải pháp “xương sống” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ông Chung nêu dẫn chứng có vị phó phòng cầm hồ sơ của DN đến 8 tháng, có những hồ sơ từ năm 2018 bị các sở, ngành “đá qua đá lại, có hồ sơ đá đến 6 vòng”. Nêu ra những ví dụ đáng buồn ấy, ông Chung yêu cầu cán bộ phải thực sự nỗ lực công tâm và có nhiệt huyết làm việc, không gây khó khăn cho DN.

Tại Bình Dương, thời gian gần đây, Tập đoàn địa ốc Kim Oanh có hàng loạt đơn thư kêu cứu, phản ánh tình trạng các dự án đang thực hiện bị gây khó dễ khiến DN “chôn vốn” hàng chục ngàn tỷ, cả triệu m2 tại những vị trí đắc địa phải để hoang lãng phí…

Nguyên nhân đến từ việc Kim Oanh bị một số đối tượng cạnh tranh không lành mạnh “chơi xấu”, nhưng địa phương không vào cuộc giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, mà lại có những động thái “lạ”, chưa rõ trắng đen đã lệnh “phong tỏa”, thậm chí điều tra các dự án của nạn nhân. DN như vậy hai lần “gặp nạn”.

Những ví dụ kể trên, đã phác họa được một ý trả lời cho câu hỏi “DN cần gì?”. Với những DN không có “thần, thế, quan hệ, hậu duệ” mà chỉ có khát vọng đầu tư kinh doanh sản xuất chính đáng; cần sự làm việc công tâm, đúng pháp luật… của cán bộ chức năng; sợ những chiêu trò gây khó dễ, sợ những “luật làng” và lợi ích nhóm ở các địa phương, sợ những sự đe dọa kiểu “quan thì xa, bản nha thì gần”.

Làm sao để hiện thực hóa chỉ đạo mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh hồi cuối năm 2019 “trừ cứu hỏa và thiên tai, việc giải quyết các khó khăn của DN phải nằm ở trang đầu quyển sổ tay hành động của lãnh đạo địa phương. Cơ quan nhà nước phải loại đi những cán bộ nhũng nhiễu, phiền hà, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh do tham nhũng, tiêu cực hoặc do trình độ yếu kém, làm mất thời gian, cơ hội đầu tư của DN”; là điều DN cần nhất.

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.