Điều tối kỵ trong điều trị bệnh sốt xuất huyết nhiều người mắc phải

Những năm gần đây ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân cao tuổi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Ngọc Nga
Những năm gần đây ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân cao tuổi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - “Sốt xuất huyết với những ca bệnh nhẹ thì thường tự khỏi, tuy nhiên với thói quen của người dân tự ý truyền dịch điều trị sốt xuất huyết mà không được giám sát là một điều tối kỵ”, BSCKII. Nguyễn Tân Trang, Phó Trưởng Khoa, Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, cho biết.

Gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết trên người cao tuổi

Tính đến hết ngày 3/9, Hà Nội có 1.726 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó tử vong 02 trường hợp. Các trường hợp mắc phân bố tại 29/30 quận, huyện và 303/579 xã, phường. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là Phúc Thọ, Thường Tín, Thanh Oai, Đống Đa.

Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, tính từ đầu mùa dịch bệnh viện có khoảng 500 bệnh nhân đến nhập viện, nếu tính lượt khám thì con số cũng phải lên tới hàng nghìn.

“Cách đây khoảng nửa tháng trước con số này vẫn thấp hơn tuy nhiên gần đây số lượng bệnh nhân tăng lên rất nhiều và hiện tại ở Khoa truyền nhiễm hơn 2/3 số lượng bệnh nhân điều trị tại khoa là bệnh nhân sốt xuất huyết”, BSCKII. Nguyễn Tân Trang cho hay.

Theo bác sĩ Trang, năm nay diễn biến sốt xuất huyết chưa ghi nhận trường hợp nào đặc biệt nghiêm trọng hơn cả. Mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cũng có nhiều trường hợp người bệnh ngại đến viện thăm khám và điều trị, nhưng rất may bệnh viện chưa tiếp nhận ca bệnh nào đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị tại viện có dấu hiệu gia tăng đột biến, thì tình huống bệnh nhân đến nhập viện khá đa dạng, có trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo, có trường hợp trên nền bệnh lý nền.

“Trước đây, các trường hợp bệnh sốt xuất huyết trên người già thì rất ít nhưng trong những năm gần đây có những người già, thậm chí trên 80 tuổi vẫn mắc sốt xuất huyết. Tính chất bệnh đã có những sự thay đổi nhất định và khi bệnh sốt xuất huyết trên những người già, những người bệnh có bệnh lý nền thì tính chất bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều và khó khăn hơn trong quá trình điều trị”, bác sĩ Trang cho biết.

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đang tiếp nhận và điều trị một trường hợp cụ bà 72 tuổi, mắc sốt xuất huyết có bệnh lý nền là tăng huyết áp, tiểu đường.

Bệnh nhân nữ 72 tuổi, trú tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt, đau đầu nhưng không nghĩ mình bị sốt xuất huyết. “Ban đầu tưởng là bị chảy mãu não nên tôi được đưa đi kiểm tra chụp cắt lớp nhưng kết quả không phải, các bác sĩ cho nhập viện. Ở viện 1-2 hôm thì tôi đã cắt sốt lại bị hạ tiểu cầu nên tôi vẫn ở lại viện để được theo dõi”, bệnh nhân cho hay.

Theo bác sĩ Trang, người trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: “Trong quá trình theo dõi cụ bà có những dấu hiệu cảnh báo như: nôn, ăn uống kém… Đến giai đoạn hiện tại bệnh nhân đã dần hồi phục, có xuất huyết dưới chân rất nhiều tuy nhiên rất may không có xuất huyết niêm mạc. Đây là một trong những trường hợp rất may không có những diễn biến phức tạp, trong quá trình theo dõi khi có các dấu hiệu đều được theo dõi, điều chỉnh sát”.

Sau 8 ngày nhập viện và điều trị, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên, ở những người cao tuổi, giai đoạn phục hồi thường kéo dài, những triệu chứng trong giai đoạn hồi phục mà bệnh nhân vẫn còn đó là: mệt mỏi, ăn kém, chân tay yếu, đi lại cảm giác không vững…

BSCKII. Nguyễn Tân Trang, Phó Trưởng Khoa, Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
BSCKII. Nguyễn Tân Trang, Phó Trưởng Khoa, Khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Tự ý truyền dịch điều trị sốt xuất huyết là điều tối kỵ

Hà Nội đã ghi nhận hai ca tử vong do sốt xuất huyết vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Ca đầu tiên là thiếu niên 17 tuổi, ở Nam Từ Liêm, sốt xuất huyết, sốc truyền dịch tại nhà, bị ngừng tim 30 phút. Ca bệnh thứ hai là bệnh nhân 57 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, nguyên nhân tử vong do sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu. Cả hai người đều đến bệnh viện muộn, tình trạng nặng.

Theo bác sĩ Trang khuyến cáo về việc tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không có sự theo dõi của cán bộ y tế là rất nguy hiểm. “Sốt xuất huyết với những ca bệnh nhẹ thì thường tự khỏi, tuy nhiên với thói quen của người dân tự ý truyền dịch điều trị sốt xuất huyết mà không được giám sát là một điều tối kỵ”, BSCKII. Nguyễn Tân Trang cho hay.

Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, thói quen tự ý truyền dịch tại nhà có thể dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Trên thực tế, có những trường hợp truyền dịch không sao, nhưng có những trường hợp khi đến viện có dấu hiệu cảnh báo, các bác sĩ mới phát hiện ra có rất nhiều dịch trong ổ bụng. Tình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, tiên lượng sẽ nặng nề hơn cho người bệnh.

Không chỉ vậy, sốt xuất huyết là căn bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp và đa dạng, quá trình điều trị đòi hỏi sự theo dõi sát của cán bộ y tế. Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện để các bác sĩ theo dõi sát các diễn biến bởi ở mỗi bệnh nhân lại có một diễn biến bệnh khác nhau.

“Nếu không được theo dõi sát, xử lý đúng mà người bệnh bị suy tạng, sốc, giai đoạn muộn hơn là không hồi phục thì gần như y tế can thiệp rất khó khăn. Lúc đó gần như tỷ lệ tử vong rất cao”, bác sĩ Trang nhấn mạnh.

Để điều trị sốt xuất huyết an toàn, bác sĩ Trang khuyến cáo, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà, nhưng đến những giai đoạn quan trọng thì cần được các bác sĩ hẹn đến khám, kiểm tra tình trạng tiểu cầu, biến chứng. Bởi ở giai đoạn sau người bệnh có thể gặp tình trạng hạ tiểu cầu thấp, nguy cơ chảy máu rất cao, khi đến viện sẽ rất khó khăn trong công tác điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.