Điều gì sẽ xảy ra nếu có các cuộc tấn công sinh học?

Thế giới sẽ ra sao nếu chiến tranh sinh học xảy ra?
Thế giới sẽ ra sao nếu chiến tranh sinh học xảy ra?
(PLVN) - Vũ khí sinh học, vũ khí hoá học và vũ khí hạt nhân đều là những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Song, chưa có một tổ chức hay cá nhân nào dám khẳng định có thể xác định tác động chính xác của chiến tranh sinh học đối với nhân loại. 

“Nguyên thuỷ nhất nhưng hiện đại nhất”

Thuật ngữ “vũ khí huỷ diệt hàng loạt” từng được thời báo Times sử dụng lần đầu tiên trong số báo ngày 28/12/1937 sau vụ ném bom của không quân Đức vào thị trấn Guercia, xứ Basque (Tây Ban Nha) khiến 70% thị trấn bị thiêu huỷ, ít nhất 1650 người dân thường vô tội tử vong. Sở dĩ gọi là “huỷ diệt hàng loạt” bởi mục đích cuối cùng của người sử dụng là để tiêu diệt toàn bộ bằng những loại vũ khí có khả năng gây sát thương cao trên diện rộng, cả về con người lẫn vật chất, tài nguyên, môi trường.

Vũ khí sinh học, loại vũ khí được giới khoa học đánh giá là “nguyên thủy nhất, cổ xưa nhất, lâu đời nhất và cũng hiện đại nhất trong lịch sử”. Cho đến nay, nhân loại vẫn luôn ám ảnh về mức độ nguy hiểm cũng như khả năng chống đỡ yếu ớt của con người một khi chiến tranh sinh học thực sự xảy ra. Bởi nếu không thực sự kiểm soát được mầm bệnh trong chiến tranh sinh học, nó sẽ bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu.

Ngoài các đại dịch lớn như dịch cúm Tây Ban Nha, dịch hạch, dịch tả, đậu mùa; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê thêm: Dịch MERS năm 2012 xuất phát ở Trung Đông, đã lây lan trên 25 quốc gia, ước tính khoảng 1.179 người nhiễm virus, 442 người tử vong; Dịch cúm H1N1 năm 2009 đã lây lan tới 214 quốc gia, khiến 18.000 người thiệt mạng trên tổng số 575.000 ca nhiễm bệnh; Đại dịch HIV/AIDS khiến 1,5 triệu người tử vong trong số 35 triệu người nhiễm bệnh; Đại dịch Ebola năm 2014 được xác nhận gần 7.000 trường hợp tử vong…

Nếu xét về nguồn gốc, chiến tranh sinh học có thể nói được tạo ra từ những thứ tưởng chừng đơn giản, không mất quá nhiều công sức nghiên cứu hay bảo quản nhưng lại tạo nên hiểm họa khôn lường. Xét trên khả năng gây độc, các loại vũ khí sinh học một khi đã lây lan bên ngoài môi trường sẽ rất khó để xác định được mức độ nghiêm trọng, có loại gây bệnh nghiêm trọng, có loại gây chết người.

Đơn cử, vi khuẩn bệnh than được cho là độc hại nhất đối với con người: 100kg vi khuẩn bệnh than có thể lan rộng ra một vùng 300 km2 trong một đêm và có thể giết chết 1- 3 triệu người. So với vi khuẩn bệnh tả, đã có 7 trận đại dịch xảy ra trong 200 năm.

Dịch bệnh đã giết chết gần 40.000 người dân Paris (Pháp) vào năm 1832, khoảng 70.000 nạn nhân tử vong ở Luân Đôn (Anh) trong hai năm 1848-1849; cuớp đi sinh mạng của 75.000 người ở phía Bắc Việt Nam năm 1937, và khoảng 12.000 người nữa tại Peru năm 1991.

“Nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân”

So sánh với vũ khí sinh học, nhiều loại vũ khí hoá học có nguy cơ gây tử vong thấp hơn, nhưng thay vào đó, lại gây ra các vết thương phỏng hoặc rộp da, về lâu dài có thể tạo nên những biến đổi gen trong cơ thể, dù chỉ với một lượng nhỏ. Đơn cử, trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp.

Nhiều người cho rằng tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh. Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.

Vũ khí sinh học có thể nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân
 Vũ khí sinh học có thể nguy hiểm hơn vũ khí hạt nhân

Mặt khác, chiến tranh hạt nhân tác động tức thì với quy mô hủy diệt lớn, sức công phá lớn, hậu quả có thể đo đếm dễ dàng. Vũ khí hạt nhân được chế tạo lần đầu trong một dự án tối mật mang tên Manhattan, do chính phủ Mỹ tiến hành với sự giúp đỡ của người Anh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhằm đối phó với nguy cơ người Đức sản xuất loại vũ khí này trước mình.

Vũ khí hạt nhân đem đến sự hủy diệt bằng năng lượng do các phản ứng phân hạch và nhiệt hạch gây ra, với sức công phá tương đương 10 triệu tấn thuốc nổ, có khả năng hủy hoại cả một thành phố trong chớp mắt.

Hai quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Nagasaki và Hiroshima của Nhật Bản năm 1945 được xem là những thương vong quy mô lớn đầu tiên gây ra do vũ khí hạt nhân. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định rằng nếu so sánh cả về tác nhân gây bệnh, khả năng lây lan và mức độ hủy diệt thì chiến tranh sinh học có thể nói tạo ra hậu quả nặng nề hơn cả chiến tranh hóa học hay hạt nhân. Chúng dễ vận chuyển, dễ chế tạo, giá thành rẻ. Một người với kiến thức cơ bản về sinh học cũng có thể biết cách chế tạo những loại vũ khí sinh học với số lượng lớn, mà không cần nguồn kinh phí quá lớn để đầu tư vào công nghệ tinh vi.

Chúng có thể phát nổ ngay trên đường phố đông đúc hay trong một thùng rác bằng điều khiển từ xa. Trong khi đó, khả năng phát tán của chúng lại rất khó kiểm soát, cũng như không có đủ vắc-xin hay đồ bảo hộ để bảo vệ một thành phố đông đúc khỏi một cuộc tấn công quy mô nhỏ, chứ chưa nói đến những cuộc tấn công lớn hơn.

Điều này càng trở nên nguy hiểm nếu chúng rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố hoặc các nhân tố phi quốc gia khác, các quốc gia bất hảo, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa khiến mọi công đoạn đều trở nên dễ dàng hơn.

Đồng quan điểm nêu trên, tỷ phú Bill Gates đã cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới trong bài diễn văn tại Hội nghị An ninh Munich 2017: “Vũ khí sinh học còn nguy hiểm hơn nhiều so với chiến tranh hạt nhân. Vũ khí sinh học có thể giết chết tới 30 triệu người chỉ trong một thời gian ngắn.

Rõ ràng những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật gen khiến việc phát triển vũ khí sinh học dễ dàng hơn trước kia”. Theo đó, ông cùng vợ mình là Melinda Gates đã dành 20 năm qua đóng góp cho các chiến dịch từ thiện về sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn cầu.

Nhìn về tương lai…

“Khả năng sản xuất hàng loạt, phổ biến dịch bệnh, gây tử vong cao của bệnh dịch hạch và bệnh viêm phổi đã được thấy trong những trang sử đen tối của loài người. Việc con người sử dụng bệnh dịch như một vũ khí sinh học còn là một vấn đề suy thoái đạo đức nghiêm trọng. Đó vẫn có thể là mối quan ngại cho tới tận bây giờ ” - Bác sĩ Stefan Riedel, Khoa Bệnh lý, Trung tâm Y tế Đại học Baylor (thành phố Dallas, bang Texas, Mỹ) cho ý kiến. 

Theo Trung tâm chuẩn bị sức khỏe cộng đồng Johns Hopkins (Mỹ) khuyến cáo: “Việc phát tán F.tularensis (loại vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, dịch sốt sưng hạch – PV) ở một khu vực đông dân cư trong khoảng 3 - 5 ngày sau sẽ nhanh chóng xuất hiện một số lượng lớn các trường hợp mắc bệnh sốt cấp tính, không đặc hiệu. Nếu không điều trị bằng kháng sinh, quá trình lâm sàng có thể tiến triển thành suy hô hấp, sốc và tử vong”.

Có nhiều ý kiến cho rằng, vũ khí sinh học có thể “thô sơ như trái đất”. Nghĩa là đã xuất hiện từ rất lâu, loại vũ khí này không đáng lo ngại bằng những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác với công nghệ tinh vi hơn. Song, trong những năm gần đây, công nghệ sinh học là mảng nhận được mối quan tâm lớn từ phía chính phủ các nước. Cũng như Bill Gates, các chuyên gia ngày càng lo ngại về những tiến bộ gần đây trong công nghệ chỉnh sửa gen, nếu bị sử dụng với mục đích xấu, có thể gây ra hiểm họa to lớn.

Đơn cử, nhiều nghiên cứu đã sử dụng thành công kỹ thuật biến đổi DNA bộ gen dựa trên hệ thống CRISPR/Cas. Hệ thống này dựa trên cơ chế “miễn dịch” của vi khuẩn chống lại sự xâm nhiễm phân tử DNA ngoại lai từ virus hoặc DNA plasmid. Một mặt, công cụ này có khả năng sửa chữa các khiếm khuyết di truyền và điều trị bệnh. Công nghệ CRISPR đang trở nên rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn đối với công chúng.

Mặt khác, nếu rơi vào tay những kẻ khủng bố, tính năng chỉnh sửa gen có thể được xếp trong danh sách vũ khí huỷ diệt nguy hiểm, dẫn đến những tác động sâu rộng về an ninh, kinh tế - xã hội của quốc gia, theo báo cáo “Đánh giá mối đe dọa toàn cầu của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ”, được viết bởi Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, được xuất bản vào tháng 2 năm 2016. 

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt về di truyền học, phải chăng những thế hệ công nghệ tân tiến tương tự hoặc thậm chí còn hơn CRISPR trong tương lai sẽ được ra mắt. Bên cạnh những lợi ích trước mắt, các nhà chức trách có lẽ sẽ có thêm một mối quan tâm nữa - đó là các phương pháp chống khủng bố sinh học khi những công nghệ hiện đại này bị sử dụng sai cách.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.