Diễn đàn M&A 2020: Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới

Họp báo về Diễn dàn M&A Việt Nam 2020.
Họp báo về Diễn dàn M&A Việt Nam 2020.
(PLVN) - Do tác động của dịch Covid-19 cùng một số yếu tố khác, dự kiến giá trị  mua bán - sáp nhập (M&A) năm 2020 của Việt Nam tiếp tục suy giảm, chỉ bằng chưa đầy một nửa so với năm 2019. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho thấy thị trường M&A trong năm 2021 tới sẽ có nhiều khả năng trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới…

Điểm đến đầu tư an toàn

Theo dữ liệu CMAC tổng hợp từ MergerMarket và HSF, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng công bố là  6.943 thương vụ,  giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại thị trường Việt Nam, dự kiến giá trị M&A năm 2020 tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

 Covid- 19 và trạng thái bình thường mới có tác động đến hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam: các nhà đầu tư (NĐT) và doanh nghiệp (DN) điều chỉnh chiến lược, gia tăng các hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán DN nhiều hơn nhưng việc thẩm định chi tiết và ra quyết định cũng khó khăn hơn.

 Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sau khi khống chế thành công đại dịch Covid-19, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia hấp dẫn số 1 để gia nhập hoặc mở rộng đối với các DN nước ngoài. Bấp chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức tăng trưởng dương cho đến nay cũng như dự báo cho năm 2020 , trong khi các nước trong khu vực Đông Nam Á tăng trưởng âm.

Trong 6 tháng cuối năm 2019 và năm 2020, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân. Trong đó các ngành chủ yếu thu hút các thương vụ M&A tại Việt Nam trong thời gian từ 6/2019 đến tháng 10/2020 là bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng. 

Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam. Đơn cử như trong 9 tháng qua đã có 19 thương vụ của NĐT Nhật Bản như Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% trong giai đoạn II Dự án Grand Park của Vingroup; Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tập đoàn bất động sản Haseko mua 36% cổ phần của Công ty Xây dựng Ecoba; Công ty Dược phẩm ASKA mua 24,9% cổ phần của Công ty dược Hà Tây... Các nhà đầu tư Hàn Quốc thời gian gần đây cũng tích cực trong các hoạt động M&A như SK Investment III (công ty con của SK Group) mua gần 25% cổ phiếu của Imexpharm Corporation; Lotte Chemical mua lại Công ty VinaPolytech; GS Caltex mua 16,7% cổ phần của VI Automotive Service …

Trong tháng 7/2020, Mitsubishi Corporation và Nomura công bố mua 80% cổ phần trong giai đoạn 2 của dự án Vinhomes Grand Park với tổng vốn đầu tư khoảng 21.200 tỷ đồng
 Trong tháng 7/2020, Mitsubishi Corporation và Nomura công bố mua 80% cổ phần trong giai đoạn 2 của dự án Vinhomes Grand Park với tổng vốn đầu tư khoảng 21.200 tỷ đồng

Triển vọng 2021: Hàng hóa tăng cả về số lượng và chất lượng

Tại buổi họp báo về Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay - 5/11, nhiều chuyên gia nhận định khả năng trỗi dậy của thị trường M&A của Việt Nam trong năm 2021. 

Với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, Việt Nam đang có cơ hội lớn để mở rộng không gian kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư, hội nhập và tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi của các phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và cách mạng công nghiệp lần thứ tư… cũng mang tới nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam.

Theo ông Đặng Xuân Minh – Tổng giám đốc Công ty AVM, Phó trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, giới đầu tư và DN Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid.

 “Thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn nhờ các thương vụ mới cũng như nhiều thương vụ thoái vốn lớn được Nhà nước thực hiện sau năm 2021”-  ông Minh nhận định.

Theo chuyên gia này, chỉ cần Chính phủ quyết liệt đưa ra một vài thương vụ thoái vốn lớn, thì mọi dự báo sẽ trở nên lạc hậu và giá trị M&A năm 2021 có thể ở một mốc khác cao hơn nhiều so với dự đoán. 

Tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020 trầm lắng và chưa thực hiện được theo kế hoạch cũng được các NĐT kỳ vọng có thêm những thương vụ thoái vốn ở quy mô lớn, nhằm giúp gia tăng đáng kể giá trị M&A của Việt Nam trong năm 2021. Thị trường và các NĐT đang mong chờ có cơ hội để mua lại vốn nhà nước từ VNPT, MobiFone, Argibank, Vinacomin, Vietcombank, BIDV, Vinafood 1…

Đặc biệt, theo ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, với việc lần đầu tiên 3 luật quan trọng liên quan đén môi trường kinh dianh nói chung, M&A nói riêng cùng có hiệu lực từ 1/1/2021 (Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật DN), hàng hóa trên thị trường M&A sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó nguyên tắc quản trị mới sẽ có những tác động đáng kể về chất lượng hàng hóa…

Theo dự báo của CMAC, thị trường M&A của Việt Nam có thể hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021- 2022. Theo đó, thị trường có thể hồi phục về mức 4,5- 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.

Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 12 - năm 2020, với chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 24/11/2020.Diễn đàn do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ KH&ĐT.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 sẽ thảo luận các cơ hội M&A trong giai đoạn bình thường mới khi Việt Nam đứng trước cơ hội lớn đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển ra khỏi các thị trường lớn; cơ hội từ các hiệp định thương mại mới, từ việc sửa đổi luật pháp về đầu tư kinh doanh, cơ hội từ việc đẩy mạnh hoạt động M&A của nhiều tập đoàn lớn trong chiến lược tái cơ cấu, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị; chia sẻ kinh nghiệm từ các nhà lãnh đạo hàng đầu về M&A…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.