Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ IV: Cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách

Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ IV:  Cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách
(PLVN) -Mặc dù nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát, tuy nhiên, khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì Việt Nam thuộc 20 nhóm cuối cùng. Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, chúng ta cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới các khát vọng, hành động…

Với chủ đề "Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp", Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ IV vừa diễn ra chiều nay 2/12, tại Hà Nội.  Sự kiện do báo Diễn đàn DN tổ chức dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

TS Vũ Tiến Lộc
TS Vũ Tiến Lộc 

Chia sẻ tại Diễn đàn, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc đã nhấn mạnh, khởi nghiệp luôn luôn là bắt đầu. Ông nhớ lại, cách đây 17 năm, lúc đó ở Việt Nam ít người nói đến khởi nghiệp. VCCI là một trong những tổ chức đầu tiên nhóm lên "ngọn lửa" khởi nghiệp tại Việt Nam khi giao cho Báo Diễn đàn DN tổ chức Festival khởi nghiệp. 

“Ngày ấy, khởi nghiệp chưa thành từ khóa trong sự phát triển như bây giờ. Hiện tại, nhắc đến khởi nghiệp, bất kỳ ai cũng nghĩ đó là khởi nghiệp sáng tạo (KNST) chứ không còn là khởi nghiệp thông thường như trước. Khởi nghiệp đồng nghĩa với bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh sáng tạo”- Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Theo Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn, nếu so với cách đây 10 năm thì Việt Nam đi được hành trình rất dài trong việc có được bức tranh DN hiện nay với rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. 

Ông Đậu Anh Tuấn
Ông Đậu Anh Tuấn 

Ông Tuấn cho biết, tính đến thời điểm này có khoảng hơn 800.000 DN hoạt động chính thức và có hơn 5 triệu hộ kinh doanh trong đó có hơn 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký. Bức tranh của DN tư nhân đã rất khác so với 10 năm trước.

“Cách đây 20 năm trong một khảo sát của IOC khi khảo sát các bạn thanh niên ở Việt Nam thì con số thú vị đưa ra là có 8/10 bạn mong muốn trở thành công chức viên chức. Nhưng hiện nay con số này chắc chắn sẽ thay đổi khi có nhiều hơn những bạn muốn khởi nghiệp” – ông Tuấn chia sẻ.

Trưởng ban Pháp chế VCCI  cũng cho rằng, Việt Nam hiện có những văn bản chính sách quan trọng hỗ trợ cho DN phát triển như: Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân đã xác lập vai trò và vị trí của DN tư nhân, Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020. Và các khung khổ pháp luật: Luật DN, Luật Đầu tư đều tập trung và đạt tiêu chuẩn cao về phát triển môi trường kinh doanh nhằm tháo gỡ rào cản cho DN.

Đặc biệt, năm 2017 lần đầu tiên Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa được ban hành. Đây là một điểm rất khác so với các nước khác bởi phần lớn DN Việt Nam là DN doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật này được rất nhiều DN kỳ vọng, bởi đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ từ tiếp cận tín dụng, mở rộng thị trường, tư vấn và pháp lý, nguồn lực… 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Trương ban Pháp chế VCCI, mặc dù Luật này có hiệu lực 1/1/2018 nhưng việc thực hiện này chưa đều và chưa rộng khắp và triệt để. Một số địa phương đã thực hiện tốt nhưng một số địa phương chưa thực hiện tốt. “Đây cũng là thách thức để các địa phương chưa thực hiện tốt cần phải có chính sách để hỗ trợ cho DNNVV…”- Ông Tuấn lưu ý.

Đặc biệt, theo ông Tuấn, các DN nói chung và các DN khởi nghiệp của Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như chỉ số gia nhập thị trường vẫn còn thấp, hoàn thuế thanh tra thuế vẫn còn phức tạp. Đặc biệt, DN còn  quan ngại về thủ tục “hậu đăng ký DN”, vấn khó tiếp cận nguồn vốn, thông tin, đất đai và thiếu quỹ đất sạch…

“Do vậyy, chúng ta cần nhiều hơn hỗ trợ của thể chế, chính sách và quan trọng hơn các chính sách này phải được thực thi…”- Ông Tuấn nhấn mạnh. 

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN - Bộ KH&CN cũng lưu ý, để các DN KNST có thể phát triển và trở thành các DN trưởng thành với đóng góp thiết thực cho nền kinh tế thì cần thiết phải phát triển và hình thành hệ sinh thái cho KNST, tạo ra sự liên kết, kết nối và nâng cao năng lực của các chủ thể khác, hướng tới hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của DN KNST.

Ông Trần Xuân Đích
 Ông Trần Xuân Đích 

Đại diện Bộ KH&CN cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tập trung vào xây dựng phát triển Mạng lưới kết nối khởi nghiệp ở quy mô quốc gia và quốc tế; thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, hỗ trợ DN KNST phát triển; liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hình thành tài sản trí tuệ để tự tin bước ra thị trường toàn cầu… 

“Tôi mong muốn chúng ta cùng hợp tác để xây dựng và phát triển những starup hàng đầu hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra những tác động tích cực cho xã hội ở tầm quốc gia, khu vực, trên thế giới mà đồng thời vẫn phát huy văn hóa bản địa”- ông Đích chia sẻ…

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.