Dịch Covid-19 sáng ngày 12/12: Nước Đông Nam Á ráo riết tìm mua vaccine

Ảnh: DW.
Ảnh: DW.
(PLVN) - Trong 1 ngày qua, thế giới ghi nhận 619.000 trường hợp mắc Covid-19 và 11.262 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 71,3 triệu người.

Mỹ vẫn là nước chịu tác động dịch bệnh nặng nề nhất với 16.229.260 ca nhiễm và 302.049 ca tử vong (tăng 2.311 ca chỉ trong 1 ngày qua). Tiếp đến là Ấn Độ với 9.826.031 ca nhiễm và 142.618 ca tử vong; Brazil với 6.836.343 ca nhiễm và 180.437 ca tử vong.

Hai hãng dược hoãn ra mắt vaccine Covid-19

Hãng dược Sanofi (Pháp) và GlaxoSmithKline (Anh) thông báo quyết định sẽ tung ra thị trường loại vaccine phòng Covid-19 do hai hãng này phối hợp phát triển, vào cuối năm 2021 thay vì giữa năm như dự kiến ban đầu, do  kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine đáp ứng tạo miễn dịch thấp ở người cao tuổi.

Tuyên bố mới nhất của Sanofi và GSK được đánh giá là bước lùi lớn trong nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19. Vaccine do hai hãng này hợp tác phát triển dựa trên công nghệ mà Sanofi đã sử dụng để sản xuất vaccine cúm mùa.

Cho tới nay, dư luận đang đặt kỳ vọng vào vaccine do hai hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển, vốn đã chứng minh có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 lên tới 90%. Hiện các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine này với sự tham gia của hơn 40.000 tình nguyện viên đang được triển khai.

Trong khi đó, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo nhằm tăng mức độ hiệu quả của vaccine thử nghiệm phòng Covid-19 của mình, hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng việc kết hợp vaccine này với vaccine Sputnik V của Nga.

Theo thông báo của RDIF, các cuộc thử nghiệm sẽ được khởi động vào cuối năm nay. Trong khi đó, AstraZeneca cho biết đang cân nhắc kết hợp các loại vaccine khác nhau và sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm với vaccine Sputnik V do Viện Gamaleya của Nga phát triển.

Đức sẽ siết chặt các biện pháp phòng dịch trước thềm Giáng sinh

Tại Đức, giới chức nước này cho rằng sẽ phải siết chặt các biện pháp phòng dịch trước thềm Giáng sinh để khống chế dịch COVID-19. Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier cho biết số ca mắc gia tăng một cách đáng lo ngại và chính quyền liên bang cũng như chính quyền các bang sẽ phải cân nhắc mở rộng các biện pháp hạn chế sang nhiều thành phần khác trong xã hội.

Tháng 11 vừa qua, Đức đã áp dụng biện pháp phong tỏa một phần, theo đó hạn chế số người tụ tập, đóng cửa các nhà hàng và quán bar, song vẫn cho phép các cửa hàng và trường học mở cửa.

Dự kiến, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến của 16 bang sẽ nhóm họp vào ngày 13/12 tới để thảo luận các biện pháp mới nhằm ngăn đà lây lan của dịch bệnh.

Nước Đông Nam Á ráo riết tìm mua vaccine

Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh cho Bộ Y tế và Bộ Tài chính Campuchia mua vaccine Covid-19. Ông Hun Sen cho biết ông đã nhận hơn 36,8 triệu USD từ các nhà hảo tâm để mua vaccine. Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia cho biết nước này sẽ được hỗ trợ vaccine cho 20% dân số cả nước theo chương trình vaccine toàn cầu COVAX.

Trong khi đó, theo Reuters, dữ liệu từ Chính phủ Indonesia ngày 11/12 cho thấy nước này đã đặt hàng 155,5 triệu liều vaccine Covid-19, bao gồm 125,5 triệu liều từ Công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc và 30 triệu liều của Công ty Novavax của Mỹ, và đang tìm thêm các hợp đồng mua vaccine với các hãng Pfizer, AstraZeneca và từ chương trình COVAX.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.