Di tích bị xâm hại, ai chịu trách nhiệm?

Bia đá chùa Thổ Hà hơn 300 tuổi bị vỡ trong quá trình thi công tu bổ.
Bia đá chùa Thổ Hà hơn 300 tuổi bị vỡ trong quá trình thi công tu bổ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng chục di tích có niên đại hàng trăm năm với những kiến trúc cổ kính, độc nhất vô nhị đã bị xâm hại, mất đi giá trị sau “tu bổ, tôn tạo” khiến các nhà văn hóa và người dân bức xúc. Vấn đề đặt ra bài toán trách nhiệm, hình thức xử lý ra sao cho đảm bảo tính răn đe?

Di tích cổ “biến mất” sau trùng tu, tu bổ

Dự án tu bổ tôn tạo chùa Thổ Hà huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang khởi công từ tháng 12/2019, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Việt Yên làm chủ đầu tư và giám sát công trình. Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt là đơn vị thi công.

Ngày 8/9/2021, đơn vị thi công tổ chức dịch chuyển bia đá tại vị trí sân phía trước tòa Tam bảo ra vị trí bảo quản, nhằm lấy mặt bằng cho việc nâng cốt nền khuôn viên chùa Thổ Hà. Đơn vị thi công đã đào xung quanh bia, dùng dây vải buộc vào thân bia, sử dụng xe cẩu để nâng.

Tuy nhiên, khi tiến hành nâng bia lên, thân bia bị tách rời thành nhiều mảnh. Tấm bia bị vỡ thuộc loại bia tứ diện (trán bia cao 78cm; thân bia cao 115cm, rộng 75cm; đế bia cao 5cm, rộng 93cm), tạo tác bằng chất liệu đá xanh, niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ 4 thời vua Lê Hy Tông, thế kỷ thứ 15 năm 1679. Nội dung bia ghi tên những người công đức và quá trình xây dựng gác chuông chùa Thổ Hà. Trước đây, bia được đặt trong gác chuông.

Trước sự việc này, nhiều quan điểm cho rằng, đây là cách hành xử ẩu với hiện vật, di tích và trong cách trùng tu. Bia đứt gãy không thể đổ cho các yếu tố khách quan. “Làm hỏng bia cổ chùa Thổ Hà 342 năm tuổi, khiến bia bị vỡ thành nhiều phần là huỷ hoại di sản văn hoá. Đây việc làm đáng tiếc, tắc trách, không theo quy trình, không đúng kỹ thuật và vi phạm Luật Di sản văn hoá” - PGS. TS Trần Trọng Dương, Trưởng phòng Nghiên cứu Minh văn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) nêu quan điểm.

Sau sự việc, UBND huyện Việt Yên, Sở VH-TT&DL Bắc Giang và đơn vị liên quan đã báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền khắc phục sự cố. Điều đáng nói đây không phải là vụ việc đầu tiên và duy nhất liên quan đến vấn đề xâm hại di tích. Dư luận từng bàng hoàng, xót xa trước hàng loạt di tích hàng trăm năm tuổi bị xâm hại.

Trước đó, đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội - công trình được xây dựng từ thế kỷ 17 với những mảng chạm tuyệt đẹp được xem như đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ đã bị phá đi để xây vào đó một công trình kiến trúc bê tông mới toanh. Sự việc gây ngạc nhiên và bức xúc trong dư luận.

Xã Liên Bạt bị cho là không thực hiện được các yêu cầu đối với trùng tu, tôn tạo một di tích như báo cáo kinh tế kỹ thuật, lựa chọn đơn vị có tư cách pháp nhân về tu bổ di tích tham gia khảo sát đánh giá, xác định nguồn vốn tu bổ.

Tương tự, Di tích quốc gia chùa Bối Khê ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội là cái tên trong danh sách các di tích bị xâm hại khi “trùng tu”. Trụ trì chùa Bối Khê đã cho đập hai cổng ngách hai bên gác chuông của chùa để xây dựng mới. Điều lạ là trụ sở UBND xã nằm đối diện ngôi chùa. Và chính Ban quản lý dự án của huyện Thanh Oai thực hiện lát gạch (không phép) cho nền sân đất của chùa, di chuyển cây xanh trong sân chùa và dựng lên những cột đèn mà người dân so sánh “như công viên”.

Tương tự, chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ, Hà Nội ngót ngàn năm tuổi bị dỡ nhà tổ và gác khánh để xây mới khi chưa được phép của các cơ quan chức năng. Hay ở đình cổ Quang Húc ở xã Đông Quang, Ba Vì, Hà Nội, đơn vị thi công tu bổ di tích đã khiến các mảng chạm cổ kính biến mất, thay vào đó là những mảng chạm lạ lẫm…

Tu bổ chứ không không tu sửa

Thực tế gây bức xúc đó là, hầu hết các vụ tôn tạo chùa “chui” đều được chính quyền sở tại “phát hiện” khi chùa cổ đã bị hạ giải, phá hỏng các kiến trúc cổ. Khi chủ đầu tư bị “tuýt còi”, công trình bị đình chỉ là ngôi chùa cổ kính chỉ còn lại là công trình dở dang, ngổn ngang. GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống từng chia sẻ:

“Những người thi công coi tu bổ như sửa nhà cửa chứ không phải tu bổ di sản văn hóa. Cần nhắc lại, đây là tu bổ chứ không phải tu sửa. Tu sửa chỉ lo phần vỏ vật chất bên ngoài, không chú tâm vào tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử của công trình. Điều này dẫn tới “thảm họa trùng tu”.

Việc trùng tu sai, ẩu, cùng việc thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật đã từng có nhiều ví dụ điển hình, diễn ra muôn hình vạn trạng, không có vụ việc nào giống vụ việc nào và luôn trở thành “sự đã rồi” cuối cùng chỉ có di sản mất đi và không có ai phải chịu trách nhiệm cả. Vấn đề đặt ra ở đây là những hành vi xâm hại di tích nói trên sẽ bị xử lý thế nào cho đủ tính răn đe? Trách nhiệm thuộc về ai?

Đơn cử như vụ chủ đầu tư xây chùa Linh Sâm xâm lấn đất bảo vệ di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đền Hữu, đầu tháng 2/2020, UBND huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã xử lý các cán bộ liên quan bằng hình thức cảnh cáo. Sau sai phạm bê tông hóa ngôi đình 300 tuổi ở Lương Xá, Ứng Hòa, Hà Nội, huyện đã ban hành quyết định kỷ luật đối với lãnh đạo xã Liên Bạt và cán bộ văn hóa xã bằng hình thức khiển trách.

Việt Nam có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ di sản. Thế nhưng, việc lấy danh nghĩa là “tu bổ” nhưng thực tế đã “phá hoại” di tích quốc gia, khó lấy lại giá trị kiến trúc, lịch sử, niên đại mà chỉ bị xử phạt theo kiểu “giơ cao, đánh khẽ”, khiến cho người dân không khỏi bức xúc

Đọc thêm

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.