Đeo khẩu trang như thế nào để chống được lây nhiễm COVID-19?

Khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19. Ảnh: AP
Khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước sự lây lan của Omicron, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã khuyến cáo người Mỹ nên đeo khẩu trang có khả năng bảo vệ tốt nhất giúp bảo vệ chống lại sự lây nhiễm virus.

Eric Toner, nhà khoa học cấp cao về sức khỏe và kỹ thuật môi trường tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg, Đại học Johns Hopkins cho biết: "N95, KN95 và KF94 tương đương về mặt chức năng". Nhưng CDC đã cảnh báo rằng khoảng 60% mặt nạ KN95 mà họ đã thử nghiệm vào năm 2020 và 2021 là dưới tiêu chuẩn.

CDC liệt kê các nhà sản xuất khẩu trang N95 được ủy quyền trên trang web của mình. Khẩu trang phải có in logo của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (NIOSH) và số phê duyệt.

Khẩu trang N95, KN95 và KF94 thường được làm từ nhiều lớp polypropylene, một loại sợi tổng hợp. Chúng được thiết kế để đạt được cảm giác rất vừa vặn với khuôn mặt, với dây đai vòng ra sau đầu và các cạnh tạo thành một miếng bịt kín quanh mũi và miệng.

Khẩu trang N95 đeo đúng cách được thiết kế để lọc ít nhất 95% vật chất dạng hạt trong không khí, ngăn không cho bất cứ thứ gì có kích thước lớn hơn 0,3 micron đi qua.

Các loại khẩu trang KN95 (của Trung Quốc) và KF94 (Hàn Quốc) được chứng nhận tương ứng ở hai quốc gia này và cung cấp khả năng bảo vệ tương tự như khẩu trang N95. KF là viết tắt của "bộ lọc của Hàn Quốc" và cho biết mức lọc 94%.

Theo CDC, khẩu trang N95 được NIOSH phê duyệt cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.

Tiếp theo đó là khẩu trang y tế, đến khẩu trang vải có nhiều lớp. Khẩu trang vải dệt thưa ít hiệu quả nhất nhưng có thể cung cấp thêm một lớp bảo vệ khi đeo cùng khẩu trang y tế.

Một số khẩu trang vải có các túi tích hợp cho một bộ lọc chặn các hạt nhỏ, nhưng các túi này không hiệu quả và dữ liệu về việc sử dụng chúng bị hạn chế.

CDC cho biết khẩu trang chỉ dành cho một lần sử dụng nhưng có thể được sử dụng nhiều lần khi thiếu. Cơ quan này cho biết không nên sử dụng khẩu trang N95 quá 5 lần.

Tiến sĩ Gregory Poland, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic, cho biết khi khẩu trang bị ướt do thở ra hoặc đổ mồ hôi, hiệu quả của nó sẽ giảm đi và khuyên nên sử dụng khẩu trang luân phiên theo ngày.

CDC khuyến nghị mọi người cân nhắc đeo khẩu trang N95 khi chăm sóc người bị COVID-19, người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc làm công việc rủi ro cao, khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng trong thời gian dài, trong không gian đông đúc trong nhà hoặc ngoài trời nếu không tiêm chủng.

CDC khuyến cáo rằng khẩu trang y tế dưới khẩu trang vải có thể tăng cường khả năng bảo vệ nếu không thể sử dụng khẩu trang N95.

"Biện pháp bảo vệ tốt nhất có thể là được tiêm chủng và tăng cường sức khỏe, đeo khẩu trang N95 hoặc KN95. Nếu không thể, hãy dùng 2 khẩu trang y tế", Tiến sĩ Gregory Poland khuyên. "Nếu không hãy đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải với tấm che mặt hoặc nhiều lớp khẩu trang vải nhất có thể. Nếu không bạn chỉ có thể trông chờ vào may rủi".

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.