Đến Bhutan - Xứ sở hạnh phúc

Quốc gia này chú trọng phát triển du lịch bền vững.
Quốc gia này chú trọng phát triển du lịch bền vững.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bhutan là một vương quốc nhỏ trên dãy Himalaya, có diện tích hơn 38.000km2 với dân số trên 820.000 người. Người dân và chính phủ Bhutan coi hạnh phúc là chỉ số quan trọng hơn các mục tiêu phát triển khác, bảo tồn và coi trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên… Điều này đã thuyết phục và làm du khách mến mộ.

Đứng đầu chỉ số hạnh phúc

Bhutan – Vương quốc hạnh phúc có nhiều lý do cho cái tên này. Chỉ số hạnh phúc là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong sự phát triển của quốc gia. Có quá nhiều điều hay ho ở đất nước được xem là hạnh phúc nhất thế giới này. Bạn có thể cảm nhận thiên nhiên tươi đẹp và khám phá bản sắc văn hóa đậm nét của Bhutan ở các điểm đến nổi tiếng như pháo đài lớn nhất đất nước - Trongsa, tháp Kora, tu viện Taktsan, tượng Phật Dordenma, pháo đài Punakha, vườn thú hoang dã Jigme Dorji…

Trẻ em ở đây được đi học miễn phí, người dân đến bệnh viện không cần lo chi phí khám chữa bệnh. Nhà nước có Bộ Hạnh phúc để quản lý và đảm bảo cuộc sống cho dân. Điểm nổi bật nhất trong lối sống mang đến hạnh phúc ngập tràn ở Bhutan là sự hòa hợp với thiên nhiên. Với việc chú trọng bảo vệ môi trường cùng những cánh rừng bao phủ khắp nơi giúp Bhutan trở thành nơi duy nhất trên thế giới có chỉ số khí thải CO2 âm.

Nếu tại phương Tây, con người cảm thấy thỏa mãn khi được sở hữu những món đồ hợp thời trang, thiết bị hiện đại và đắt đỏ. Ở Bhutan, họ biết cách cân bằng giữa việc sở hữu về tài sản với sự hạnh phúc về tinh thần. Thậm chí, họ không cảm thấy buồn bực nếu không có trên tay chiếc iPhone đời mới. Đối với người dân tại nơi đây, được sống là điều hạnh phúc nhất.

Bhutan cũng được coi là “Vương quốc thuần Phật giáo” đứng đầu thế giới. Đa số người dân nơi đây tin vào luật nhân quả. Họ cho rằng nếu sống tốt đẹp, kiếp sau sẽ nhận được kết quả viên mãn. Điều này thôi thúc họ trở thành người có ích, làm nhiều việc tốt. Bên cạnh đó, hầu hết người sinh sống ở đây đều theo đạo Phật và ăn chay. Vì vậy, ẩm thực tại vương quốc luôn được chú trọng, thanh đạm và rất tốt cho sức khỏe.

Cư dân Bhutan là những người yêu chuộng hòa bình và kỷ luật. Họ có mối quan hệ thân thiện với nhau, không kể tầng lớp xuất thân. Sự gần gũi này khiến con người quý mến nhau hơn. Một hoàng tử hoàn toàn có thể cùng chơi bóng với các học sinh bình thường khác mà không có sự phân biệt. Chế độ quân chủ không còn tồn tại ở Bhutan nhưng nhà vua và nữ hoàng của đất nước luôn ngự trị trong lòng người dân.

Bhutan nhanh chóng trở nên giàu có bằng việc cho phép Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực thủy điện. GDP của đất nước tăng trưởng đều đặn trong vài năm qua. Họ cho rằng khai thác nguồn tài nguyên hợp lý là một điều khiến mọi thứ trở nên hạnh phúc. Cách này giúp người dân nơi đây không phải lao động nhiều nhưng vẫn nhận được thành quả xứng đáng.

Với khách du lịch, trải nghiệm giao thông ở Bhutan cũng là một cảm giác thú vị. Chẳng hạn như trụ đèn giao thông ở thành phố Thimphu - thủ đô của Bhutan. Khi đến Thimphu, khách phương xa thường rất ấn tượng với cái chốt điều khiển giao thông ấy. Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn xanh đèn đỏ ở giao lộ, thay vào đó là sử dụng cảnh sát để điều khiển giao thông. Anh chàng cảnh sát với chiếc găng tay trắng đứng trong chốt đặt giữa giao lộ trang trí các họa tiết quen thuộc của Phật giáo Mật tông. Không giống với những nơi khác, những động tác của cảnh sát giao thông nơi đây không dứt khoát rõ ràng, mà uyển chuyển nhẹ nhàng như múa. Cánh lái xe ở Thimphu tuân theo răm rắp, dù người cảnh sát vẫn như luôn mỉm cười trước ánh mắt tò mò của du khách. Một thủ đô khá nhộp nhịp trong sự bình yên.

Chính sách phát triển du lịch bền vững

Vương quốc Bhutan nằm kề bên dãy núi Himalaya, 72% diện tích đất nước được bao phủ bởi rừng. Người Bhutan luôn cảm thấy may mắn hơn so với người dân các quốc gia khác trong kỳ nghỉ. Thay vì phải chen chúc tại khu đô thị ngột ngạt, họ có thời gian nghỉ ngơi và tận hưởng ở không gian trong lành. Nơi đây chỉ đón một số lượng khách du lịch quốc tế nhất định vào nước mỗi năm.

Số du khách đến Bhutan hạn chế, chỉ khoảng hơn 100.000 người mỗi năm bởi chính sách “kén chọn” du khách của đất nước này. Chính phủ Bhutan buộc du khách phải chi tối thiểu 200 USD/ngày/khách trong mùa thấp điểm và 250 USD/ngày/khách trong dịp cao điểm. Số tiền này phải trả trước một lần cho công ty du lịch hay lữ hành. Chính phủ Bhutan làm vậy bởi họ coi trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người, không hy sinh những nguồn lực này để đổi lấy phát triển ồ ạt, không bền vững.

Bhutan là sự lựa chọn của nhiều người bởi giá trị tinh thần, ý nghĩa về hạnh phúc mà đất nước này mang lại. Có nhiều lý do để khách chọn Bhutan. Chẳng hạn, tìm điểm đến mới để thanh tịnh tâm hồn, tìm đến miền đất của Phật hay đơn giản chỉ là một vùng đất cảnh quan đẹp, môi trường trong lành. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, là sau khi đi Bhutan về, mọi người ai cũng có thể cảm nhận được nguồn năng lượng mới, đồng thời giàu lòng từ bi và trắc ẩn với cuộc đời.

Cảnh sắc và văn hóa khiến khách du lịch mê mẩn.

Cảnh sắc và văn hóa khiến khách du lịch mê mẩn.

Đi Bhutan không khó, nhưng bạn cần quan tâm đến những thông tin sau để tránh gặp những rắc rối không đáng có. Đầu tiên, theo quy định của chính phủ Bhutan, du khách phải tiêu ít nhất 200 USD (mùa thấp điểm) hoặc 250 USD (mùa cao điểm) cho một ngày lưu lại nước này. Đây là mức tối thiểu bạn phải chi, nhưng đừng lo số tiền 200 USD hay 250 USD/ngày này chính là số tiền bạn trả cho công ty du lịch tổ chức tour đi Bhutan của bạn. Số tiền này bao gồm chi phí ăn uống ba bữa cho bạn, tiền khách sạn, xe cộ đi lại, hướng dẫn viên, vé vào các địa điểm tham quan.

Khi bạn đã có xác nhận mua tour, chính phủ Bhutan mới xét cấp hộ chiếu. Do đó, hoàn toàn không có “khách ba lô” tới Bhutan. Du lịch Bhutan tự túc cũng khó để làm visa, nếu không có người quen ở nước này bảo lãnh. Thuận tiện nhất và rẻ nhất là bay từ Bangkok. Từ Việt Nam bay đi Bangkok, ngủ đêm ở Bangkok, sáng hôm sau bay đi Bhutan, thời gian bay 6 giờ. Hiện chỉ có DrukAir (hãng hàng không hoàng gia Bhutan) là hãng duy nhất có thể bay đến Bhutan. Lý do là vì sân bay nằm trong thung lũng, đường băng ngắn, chỉ có thể cất hạ cánh ban ngày nên chỉ có DrukAir là có máy bay vừa nhỏ (Airbus A319) có động cơ được thiết kế riêng và đội ngũ phi công kinh nghiệm, được cấp phép hạ cánh xuống sân bay Paro là có thể bay đến nơi này.

Tiền Bhutan gọi là Ngultrum (Nu). Một đô la Mỹ = 46 Nu. Có rất ít ngân hàng ở Bhutan, do vậy, bạn nên mang theo đô la Mỹ. Phần lớn các cửa hàng ở Bhutan đều chấp nhận thanh toán bằng tiền đô.

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Bhutan là vào mùa thu (từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 11), khi trời trong và xanh. Mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 5) là thời điểm lý tưởng thứ hai để tới du lịch Bhutan. Quốc gia nằm ẩn mình bên dãy Himalaya sẽ đưa chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ giữa đại ngàn bình yên, từ cảnh quan cho đến các lễ hội truyền thống, từ vẻ đẹp của những đóa hoa phượng tím, đỗ quyên nở bung trên từng con phố, triền đồi, cho đến lối sống bình dị, hướng thiện và hạnh phúc của con người Bhutan.

Tin cùng chuyên mục

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Đọc thêm

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.