Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Để ý Đảng hợp lòng dân

Các đại biểu dự Đại hội XII vào tháng 1/2016.
Các đại biểu dự Đại hội XII vào tháng 1/2016.
(PLVN) - Từ hôm nay, 20/10, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị công bố các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân. 

Việc làm này không chỉ phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước, mà còn củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân.

Bài học lấy dân làm gốc

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, bài học đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công là tư tưởng lấy dân làm gốc. Chỉ khi trọng dân, tin dân, nghe dân… Đảng mới có thể phát huy hết sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Người cho rằng “Có dân việc gì cũng làm được”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

Đánh giá cao vai trò của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, làm sao để Nhân dân biết dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Bác cũng từng căn dặn: tin vào dân chúng, đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết; Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa.

Trước khi làm bất cứ việc gì, Đảng và chính quyền cũng phải bàn bạc với Nhân dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức Nhân dân thi hành. Bởi Nhân dân chính là người hiện thực hóa được mục tiêu, lý tưởng mà Đảng đề ra.

Đánh giá đúng vai trò của quần chúng Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong mọi hoàn cảnh, Đảng phải luôn phát huy tinh thần làm chủ, sáng tạo của dân; Nhân dân phải được tham gia một cách trực tiếp vào công việc quản lý Nhà nước; được đóng góp ý kiến vào những công việc hệ trọng của Đảng và Nhà nước. Thông qua hệ thống chính trị ở cơ sở, Đảng và Nhà nước phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân.

 Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo điều kiện để Nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức; xây dựng Luật Trưng cầu ý dân. Đến Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta xác định: “Mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân, có sự tham gia ý kiến của Nhân dân”. 

Phải tích cực, chân thành, hiệu quả, không hình thức

Khi Đảng biết phát huy cao độ quyền làm chủ của Nhân dân, trân trọng lắng nghe ý kiến của Nhân dân, Đảng sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả sức mạnh to lớn của lực lượng đông đảo quần chúng trong việc xây dựng đường lối, quyết sách để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mong ước của Bác Hồ.

Thực tế đã chỉ rõ, chỉ có phát huy sức mạnh làm chủ của Nhân dân mới có thể chống tiêu cực, chống suy thoái, chống tham nhũng có hiệu quả, nhằm củng cố Đảng, làm trong sạch bộ máy Nhà nước. 

Tiếp nối những bài học kinh nghiệm đó, các dự thảo Văn kiện của Đảng trình Đại hội XIII được đưa ra lấy ý kiến trong Nhân dân từ hôm nay đã thể hiện trọn vẹn tư tưởng tôn trọng Nhân dân. Đối tượng lấy ý kiến góp ý là “các tầng lớp Nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài (chưa phải là đảng viên)”.

Điều này cho thấy việc lấy ý kiến trong Nhân dân không phân biệt các thành phần, tôn giáo; không phân biệt là người ngoài Đảng, đặng sao tập hợp và phát huy được trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước. 

Thông qua việc làm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng; tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 

Biết lắng nghe ý kiến Nhân dân cũng là thể hiện trách nhiệm của những cán bộ được ủy thác trọng trách đối với sự tín nhiệm của người dân. Do đó, để hiểu đúng nguyện vọng của Nhân dân, mỗi cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên khi tiếp nhận ý kiến góp ý của Nhân dân phải có kỹ năng lắng nghe, làm sao nghe thật đúng, thật đủ, “nghe đa chiều” trên cơ sở bám sát thực tiễn.

Đặc biệt, việc lấy ý kiến Nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội XIII phải diễn ra trên tinh thần tích cực, cầu thị, chân thành, hiệu quả, không hình thức. Việc làm này phải bảo đảm khoa học, thiết thực, đúng tiến độ, hiệu quả, tránh lãng phí; khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm, tình cảm và tâm huyết của Nhân dân đối với Đảng và đất nước. 

Trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân, phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hành vi lợi dụng diễn đàn thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống phá đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Quán triệt sâu sắc những quy định trên, thực hành tốt quyền làm chủ của Nhân dân, việc lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng chắc chắn sẽ được đông đảo tầng lớp Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, qua đó nhiều ý tưởng, sáng kiến mới và tiến bộ sẽ được hiến kế cho Đảng, góp phần vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phát triển đất nước.  

Dự thảo các văn kiện công bố lấy ý kiến Nhân dân, gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.

Việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân được tiến hành từ ngày 20/10/2020 đến hết ngày 10/11/2020.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.