Đề xuất thuê người nước ngoài quản lý HoSE để cứu “trái tim” thị trường chứng khoán Việt Nam

Đề xuất  thuê người nước ngoài quản lý HoSE để cứu “trái tim” thị trường chứng khoán Việt Nam
(PLVN) - Theo VAFI, tình trạng nghẽn lệnh trong suốt 3 tháng qua cũng như dự án làm hệ thống giao dịch mới suốt gần 10 năm qua tại HoSE chứng tỏ năng lực quản trị, quản lý công nghệ của HoSR đang có vấn đề... 

Hôm nay - 10/3, Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam (VAFI) đã có công văn số 930/VAFI gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đề xuất các giải pháp hữu hiệu để “trái tim” thị trường chứng khoán (TTCK) không còn bị  thương tổn.

Văn bản, do Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký, cho rằng, “trái tim” TTCK Việt Nam (HoSE ) đang bị thương tổn trong 3 tháng qua, do hệ thống giao dịch HoSE thường xuyên diễn ra tình trạng "đơ", nghẽn lệnh chứng khoán, làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư và uy tín của thị trường chứng khoán (TTCK) với giới đầu tư quốc tế.

Đặc biệt, theo VAFI, dự án làm hệ thống giao dịch mới tại HoSE riển khai từ 2012  nhưng đến nay vẫn chưa xong và không biết chắc chắn bao giờ mới hoàn thành thể hiện năng lực quản trị, quản lý công nghệ của HoSE yếu kém. 

Để “trái tim “ TTCK Việt Nam không còn thương tổn, để HoSE và Sở GDCK Việt Nam thật sự  đổi mới và nâng cấp ngang bằng với các TTCK hiện đại minh bạch hiệu quả, VAFI  đề xuất thuê nhân sự giỏi nước ngoài, những người đã có nhiều kinh nghiệm và thành tích trong quản lý vận hành các Sở GDCK nổi tiếng trên thế giới làm Tổng Giám đốc , Phó Tổng giám đốc phụ trách IT, giám sát thị trường tại Sở GDCK Việt Nam.

VAFI cho rằng, việc tuyển chọn người giỏi và người nước ngoài vào các chức danh trên là thông lệ phổ biến trên thế giới. Sở GDCK Hongkong, Singapore… có nhiều giai đoạn lịch sử đều thuê người nước ngoài quản lý. 

“Thuê  người nươc ngoài giỏi quản lý Sở GDCK với chi phí không nhiều so với doanh thu hoạt động cùa HoSE và đem lại lợi ích rất lớn cho TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam không thể phụ thuộc vào năng lực yếu kém của vài người và đến khi bị sự cố như hiện nay thì không thể nhanh chóng khắc phục được. VAFI, các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng giup Bộ Tài chính tìm kiếm và lựa chọn nhân sự nếu Bộ Tài chính yêu cầu...” - văn bản của VAFI khẳng định.

Cùng với đó, VAFI đề xuất không bổ nhiệm lãnh đạo UBCKNN hay các cơ quan trong Bộ Tài chính vào các chức danh chủ chốt trong Hội đồng quản trị. Ban điều hành của các Sở GDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán như trước kia và hiện nay. 

Lý do được VAFI đưa ra là phân tích là quản lý hành chính nhà nước hoàn toàn khác xa với quản trị DN. “Nhìn vào lịch sử phát triển của các DN mạnh không độc quyền thì các vị trí như chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc đều đi lên từ các nhân viên giỏi, kinh qua các cấp bậc từ thấp đến cao và họ đều giỏi ở tất cả các vị trị còn quan chức nhà nước chưa từng làm DN làm sao hiểu sâu sắc về đời sống DN?” - VAFI phân tích. 

Đề xuất cuối cùng được VAFI đưa ra là nhanh chóng cổ phần hóa Sở GDCK Việt Nam và Trung tâm Lưu ký chứng khoán để cho các đơn vị này có năng lực quản trị ngang tầm các nước trong khu vực…

Cụ thể, VAFI đề xuất lựa chọn một Sở GDCK nước ngoài có danh tiếng đang ở TTCK phát triển nhất làm cổ đông chiến lược. Cổ đông nay sẽ có trách nhiệm chuyển giao công nghệ quản lý, đào tạo nhân sự.  Hội đồng quản trị phải có đại diện của nhà nước, của đối tác chiến lược và đại diện của giới đầu tư và công ty chứng khoán. Sở GDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán sau cổ phần hóa phải hoạt động công khai minh bạch như công ty niêm yết và phải độc lập, thực sự tách rời Bộ Tài chính và UBCKNN và chịu sự quản lý giám sát đặc biệt từ Bộ Tài chính, UBCKNN .   

“Luật Chứng khoán mới đã cho phép cổ phần hóa Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Hy vọng rằng Bộ Tài chính sẽ sớm tiến hành việc này để TTCK Việt Nam thực sự được nâng hạng…” - VAFI đề nghị.             

Đọc thêm

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…