Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP
(PLVN) - Đề xuất trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 2/7.

Việc tiếp cận chính sách hỗ trợ do dịch Covid-19 còn rất khó khăn 

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2020 tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, trong 6 tháng đầu năm, nước ta cơ bản thực hiện thành công nhiệm vụ kép, vừa kiểm soát dịch thành công (đến nay đã 76 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng) và phục hồi nền kinh tế ở mức hợp lý, trạng thái bình thường mới dần được thiết lập trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. 

Trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, nhiều quốc gia còn đang vật lộn với dịch bệnh và chưa thể có giải pháp hữu hiệu phục hồi nền kinh tế và có mức tăng trưởng âm, việc đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 1,81% tuy là thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua nhưng là đáng ghi nhận, nước ta nằm trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng dương.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc tăng trưởng GDP của Quý II chỉ đạt 0,36% là điều đáng quan tâm. 

“Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta bị đứt gãy thị trường xuất khẩu, thời gian cho hoạt động kinh tế đóng góp cho tăng trưởng không nhiều, chủ yếu tập trung vào tháng 6 do gần hết tháng 4 phải thực hiện chính sách cách ly xã hội, nhiều hoạt động bị ngừng trệ, tháng 5 mới bắt đầu làm quen dần với tình trạng bình thường mới. Nếu diễn biến dịch bệnh trên thế giới không có tín hiệu tích cực, việc đạt tốc độ tăng trưởng cao trong các quý cuối năm là rất khó khăn”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, dù tăng trưởng GDP đạt thấp nhưng chúng ta đã duy trì được nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm yếu tố quyết định để phục hồi và phát triển trong giai đoạn sau khi kết thúc dịch, một số chỉ tiêu chủ yếu dần phục hồi qua các tháng, tháng sau tích cực hơn tháng trước. 

Trong đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm dần, bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19%, lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng 2,81% so với cùng kỳ. 

Cân đối thu chi ngân sách nhà nước vẫn được bảo đảm nhưng ở mức thấp do tác động của dịch bệnh và các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế về giảm, giãn, hoãn một số khoản thu, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) bằng 43,9% dự toán năm, giảm 11,1% so với cùng kỳ, tổng chi cân đối NSNN bằng 41,8% dự toán năm, tăng 9,4%.

Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có xu hướng phục hồi, tính chung 6 tháng ước tăng 3,4% so với cùng kỳ nhưng vẫn là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua…

Lao động, việc làm tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm khoảng 2,4 triệu người; tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị cao nhất trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ thiếu việc làm tăng, thu nhập của người lao động giảm.

Các gói hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ tiếp tục được triển khai tích cực. 

Song, qua phản ánh của nhân dân, việc tiếp cận chính sách còn rất khó khăn, thủ tục phức tạp, tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ chưa đạt yêu cầu, cần khẩn trương nghiên cứu, tháo gỡ ngay các vướng mắc để chính sách thực sự đến với người dân.

“Tóm lại, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng âm trong Quý II/2020 việc nước ta tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội, kết quả thực hiện tháng sau tốt hơn tháng trước đã thể hiện các chính sách được ban hành và được thực thi hiệu quả, tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội”, ông Dũng nói.

“Chống suy thoái kinh tế như chống giặc”

Về dự báo tình hình kinh tế thế giới, trong nước, giải pháp và các vấn đề cần quan tâm trong 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho hay, tổ chức OECD dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng âm 6% và dự báo trường hợp dịch Covid-19 bùng phát lần 2 thì tăng trưởng hạ xuống còn âm 7,6%. 

Mặc dù vậy, các tổ chức vẫn đánh giá tích cực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong đó IMF dự báo tăng 2,7%, WB dự báo tăng 2,8% và ADB dự báo tăng 4,1%. 

Theo Bộ trưởng Dũng, diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp, khó lường và Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại với các quốc gia; triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu là rất khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sản xuất được vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19, nếu để dịch bùng phát trở lại trong nước thì hậu quả sẽ rất nặng nề, sẽ có nhiều doanh nghiệp bị tổn thương, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản... ảnh hưởng rất lớn đến thành quả phát triển của đất nước trong những năm gần đây và sẽ mất rất nhiều năm, nhiều chi phí để phục hồi, gây dựng lại nền kinh tế và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển cho đất nước.

“Chúng ta hiện đang kiểm soát thành công Covid-19 ở trong nước, nhưng chúng ta không được phép chủ quan trước dịch bệnh, không được mất động lực trong bối cảnh đất nước an toàn trong khi nhiều nước còn đang vật lộn với dịch bệnh. Bối cảnh thế giới đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn đối với kinh tế Việt Nam nhưng cũng mở ra những cơ hội và động lực mới cho phát triển của nước”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhận định, tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... còn gặp rất nhiều khó khăn. 

Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn. 

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần tập trung cao độ; nghiêm túc, quyết liệt, khẩn trương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Dũng đề nghị tập trung vào một số vấn đề, trước hết là xây dựng và quán triệt phương châm hành động mới để phục hồi và phát triển kinh tế. 

“Các cấp, các ngành cần nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng và khẩn cấp của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc” như tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã được Thủ tướng Chính phủ khởi xướng trong phòng, chống dịch Covid-19. Đoàn kết với quyết tâm cao hơn, phối hợp chặt chẽ hơn triển khai các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế trong ngắn hạn nhanh, mạnh, hiệu quả gắn với xu hướng thay đổi trong trung và dài hạn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng đề nghị nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Ban Bí thư thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, thành viên là đại diện từ các cơ quan trong hệ thống chính trị để quyết tâm sớm triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ và phục hồi tăng trưởng cho nền kinh tế.

Khẩn trương tổ chức các Đoàn công tác của Chính phủ, đoàn công tác liên ngành và của từng bộ, ngành kiểm tra, làm việc cụ thể với các vùng động lực, địa phương lớn (Tp Hồ Chí Minh...) để trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề hỗ trợ tăng trưởng.

Tập trung rà soát nhằm phát huy mọi dư địa tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng dự án lớn, trọng điểm; tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tập trung thực hiện các giải pháp về lao động, việc làm…

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, trao Huân chương Lao động hạng Ba cho cá nhân ông Nguyễn Huy Quý.

Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long đón nhận Huân Chương lao động hạng Ba

(PLVN) - Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác khoáng sản Thăng Long được thành lập tháng 10-2008. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập cho hàng trăm lao động và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Đọc thêm

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Vương quốc Anh còn khiêm tốn

Việt Nam có thể tận dụng nguồn đầu tư điện gió từ Vương quốc Anh. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Vương quốc Anh là thị trường lớn trong nhập khẩu hàng hóa và mang vốn đi đầu tư tại các quốc gia khác. Mặc dù có nhiều lợi thế trong quan hệ kinh tế thương mại với Anh, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội này.

Nhiều chuyên gia đề xuất đưa phân bón và vật tư nông nghiệp vào diện chịu thuế VAT

Theo các chuyên gia, việc đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% là phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Lo ngại ngành phân bón trong nước có nguy cơ “đi thụt lùi” vì mất sức cạnh tranh với phân bón ngoại, người nông dân phải mua với giá cao khi doanh nghiệp đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành sản phẩm… nhiều chuyên gia đồng thuận đề xuất đưa phân bón và vật tư nông nghiệp vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) với mức thuế suất 5%.

Đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Một góc công trường sân bay Long Thành. (Nguồn ảnh: ACV)
(PLVN) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều gói thầu xây lắp tại dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) đang được đẩy nhanh tiến độ; một số gói thầu quan trọng cũng được chủ đầu tư “chốt” thời gian hoàn thành.

Tổng cục Thuế chỉ đạo triển khai quyết liệt, triệt để xuất hóa đơn điện tử từng lần bán xăng dầu

Tổng cục Thuế chỉ đạo triển khai quyết liệt, triệt để xuất hóa đơn điện tử từng lần bán xăng dầu
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành vừa có Công văn 5468/TCT-DNL yêu cầu cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện quy định hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Việt Nam đã chuẩn bị những gì cho ngành công nghiệp bán dẫn?

Quang cảnh Tọa đàm
(PLVN) - Trao đổi với các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về hạ tầng đáp ứng được các yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn …

Nhận diện rào cản trong tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cần có những khu trưng bày riêng bắt mắt cho sản phẩm OCOP tại các siêu thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đã có những bước đột phá trong tăng trưởng số lượng và tiêu thụ sản phẩm OCOP sau 5 năm thực hiện triển khai. Tuy nhiên, những sản phẩm đang được coi là quà tặng địa phương này cũng gặp một số rào cản nhất định tại các kênh tiêu thụ.

Ngành Thuế nỗ lực về đích thu ngân sách

Ngành Thuế “chạy nước rút” về đích thu ngân sách. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Lũy kế 11 tháng năm 2023, thu ngân sách do cơ quan thuế (CQT) quản lý đã đạt 1.336.002 tỷ đồng, bằng 96,7% so với cùng kỳ năm 2022… Rất nhiều đoàn công tác do lãnh đạo Tổng cục Thuế làm trưởng đoàn đã làm việc với các cục thuế về tiến độ thu ngân sách.

Khó khăn cản trở tiến độ dự án nhiệt điện 1,4 tỷ USD

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đang đẩy mạnh thi công. (Ảnh: PVN)
(PLVN) -Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 là dự án trọng điểm quốc gia có tổng mức đầu tư gần 1,4 tỷ USD, công suất 1.500MW dự kiến chạy thử vào tháng 4/2024. Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp nhiều vướng mắc nằm ngoài khả năng của PV POWER, nhất là dự án truyền tải điện chưa thể giải phóng mặt bằng.