Đề xuất sửa đổi một số quy định về cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ cho biết, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác cán bộ; giải quyết dứt điểm các khó khăn, tồn tại từ thực tiễn thực hiện; bảo đảm đồng bộ giữa quy định của Đảng và của Nhà nước; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn việc thực hiện quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.

Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Dự thảo bổ sung quy định về "Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức" như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm, nhưng quyết định kỷ luật đảng và hành chính được ban hành trong 02 năm khác nhau thì hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật chỉ tính làm căn cứ xếp loại chất lượng ở 01 năm đánh giá.

Bộ Nội vụ cho biết, lý do của đề xuất này là bổ sung làm rõ nguyên tắc đã bị xử lý kỷ luật thì đương nhiên không hoàn thành nhiệm vụ, kể cả trường hợp bị xử lý kỷ luật về hành vi không liên quan đến hoạt động công vụ. Giải quyết vướng mắc ở một số bộ, ngành, địa phương, theo đó hiệu lực của Quyết định xử lý kỷ luật đảng, đoàn thể và chính quyền có thể trong 2 năm khác nhau thì cũng chỉ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ ở 1 năm đánh giá về cùng một hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật.

Bổ sung quy định về trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 về "Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật" như sau:

Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường người có hành vi vi phạm yêu cầu được xem xét xử lý kỷ luật.

Theo Bộ Nội vụ, bổ sung "trừ trường hợp theo yêu cầu của người bị xử lý kỷ luật" là cần thiết, bởi vì trong nhiều trường hợp đối với người sinh con thứ 3 muốn thực hiện việc xử lý kỷ luật ngay vì liên quan đến thời hạn 12 tháng sau khi có quyết định xử lý kỷ luật.

Theo Quy định số 102/QĐ-TW về xử lý kỷ luật đảng viên quy định chưa xử lý kỷ luật đối với trường hợp đang nghỉ thai sản (6 tháng), do đó việc sửa đổi quy định này sẽ bảo đảm thống nhất trong quá trình thực hiện.

Cải cách thủ tục hành chính trong xét nâng ngạch công chức

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Cụ thể, dự thảo bổ sung quy định về "Xét nâng ngạch công chức" như sau: Công chức đang giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương, ngạch cán sự hoặc tương đương được bố trí làm việc ở vị trí việc làm yêu cầu ngạch công chức tương ứng ngạch cán sự hoặc tương đương, chuyên viên hoặc tương đương.

Lý do: Cải cách thủ tục hành chính, theo đó không tiếp tục quy định công chức giữ ngạch nhân viên và cán sự phải dự thi nâng ngạch. Trường hợp được bố trí vào vị trí việc làm yêu cầu ngạch cao hơn (cán sự hoặc chuyên viên) thì sau khi được bố trí chỉ cần xét nâng ngạch (thay đổi vị trí việc làm trước, xét nâng ngạch sau).

Đối với trường hợp giữ ngạch chuyên viên, chuyên viên chính thì nếu còn vị trí việc làm yêu cầu ngạch cao hơn thì dự thi nâng ngạch; sau đó mới bổ nhiệm vào ngạch (có vị trí việc làm ở ngạch cao hơn còn trống, dự thi cạnh tranh, nếu đạt kết quả thì mới thay đổi vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao hơn tương ứng với ngạch dự kiến bổ nhiệm.)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...