Đề xuất mới bị đánh giá “tăng chi phí về môi trường cho doanh nghiệp”: Cơ quan soạn thảo phản hồi gì?

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các quy định mới về đối tượng quan trắc tự động, tái chế... có lộ trình cụ thể để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các quy định mới về đối tượng quan trắc tự động, tái chế... có lộ trình cụ thể để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mới đây, một số tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường sẽ làm tăng gánh nặng, chi phí về môi trường cho doanh nghiệp. Trước ý kiến này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có thông tin phản hồi.

Theo Bộ TN&MT, các ý kiến phản ánh đã dựa trên bản dự thảo Nghị định được đưa ra tại buổi làm việc ngày 30/8, chưa phải là bản dự thảo mới nhất mà Bộ TN&MT đã tiếp thu, hoàn thiện và gửi thẩm định. Dự thảo Nghị định mới đã chỉnh sửa quy định cụ thể các vấn đề còn khiến DN băn khoăn.

Giảm 18 thủ tục hành chính, tích hợp 7 loại giấy phép

Bộ TN&MT cho biết, dự thảo Nghị định đã bám sát, cụ thể hóa chủ trương cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020. Trong đó, giảm 18 TTHC so với quy định hiện hành (giảm 34%); tích hợp 7 loại giấy phép, xác nhận gồm: Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi, sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại vào 1 giấy phép môi trường (GPMT).

Theo Bộ TN&MT, như vậy, thay vì phải thực hiện nhiều giấy phép đơn lẻ thì theo dự thảo Nghị định, DN chỉ cần thực hiện 1 thủ tục là đề nghị cấp GPMT.

Về đối tượng đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp GPMT, một số ý kiến cho rằng, trước đây, chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường (nhóm I) mới phải làm ĐTM và xin GPMT. Nhưng với quy định mới, thì việc các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II đã hoạt động cũng phải làm ĐTM và xin GPMT là không có cơ sở.

Lý giải vấn đề này, Bộ TN&MT cho biết, khoản 1 Điều 30 Luật BVMT quy định, đối tượng phải thực hiện ĐTM là dự án nhóm I và nhóm II có yếu tố nhạy cảm về môi trường, như xả thải vào nguồn nước cấp sinh hoạt, đầu tư trong khu bảo tồn thiên nhiên, rừng, di tích lịch sử văn hóa… Điều 39 Luật BVMT cũng quy định rõ về đối tượng phải có GPMT. Vì thế, quy định về đối tượng phải thực hiện ĐTM và GPMT trong dự thảo Nghị định là đúng quy định pháp luật.

Về trình tự, thủ tục cấp GPMT, dự thảo Nghị định mới cập nhật đến ngày 16/9/2021 đã tiếp thu nhiều ý kiến của các hiệp hội, DN theo hướng đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự đề nghị cấp GPMT như: Chỉnh sửa nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT đơn giản hơn, phù hợp từng đối tượng được cấp GPMT, trong đó chỉ yêu cầu các thông tin liên quan đến các công trình BVMT đã hoàn thành, kết quả thanh tra, kiểm tra, quan trắc môi trường; bỏ trình tự về thông báo việc nộp phí thẩm định cấp GPMT; đơn giản hóa quy trình rà soát tính hợp lệ của hồ sơ theo hướng chỉ thực hiện 1 lần (theo dự thảo cũ thì thực hiện 2 lần). Quy trình cấp GPMT cũng được đơn giản hóa theo tính chất của dự án.

Theo Bộ TN&MT, ý kiến cho rằng phần lớn DN phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa (khi thẩm định ĐTM và khi thẩm định, cấp GPMT) là không phản ánh đúng nội dung của Luật BVMT 2020, cũng như quy định chi tiết nội dung này trong dự thảo Nghị định.

Theo khoản 4 Điều 34 Luật BVMT 2020, trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM mới tổ chức khảo sát thực tế khu vực dự kiến triển khai dự án để phục vụ công tác thẩm định ĐTM, và đây không phải là hoạt động kiểm tra. Với việc cấp GPMT, dự thảo Nghị định cũng chỉ quy định trong trường hợp cần thiết với các dự án thuộc nhóm I, nhóm II, cơ quan cấp GPMT mới thành lập đoàn kiểm tra.

“Theo Luật BVMT và dự thảo Nghị định, các dự án xây dựng cầu, đường không thuộc đối tượng phải có GPMT, do đó ý kiến cho rằng các dự án này không thể cấp được GPMT vì không có công trình xử lý chất thải là chưa đúng”, Bộ TN&MT nói.

Tạo lộ trình thuận lợi cho doanh nghiệp

Về đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục, dự thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý, hỗ trợ các DN vượt qua đại dịch COVID-19 và chỉnh lý theo hướng lùi thời gian phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục với tất cả các trường hợp đến hết 31/12/2024. Đối với các trường hợp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định thì được miễn thực hiện quan trắc định kỳ trong thời gian này.

Về cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR), Bộ TN&MT cho rằng, ý hiểu “Dự thảo quy định tỉ lệ tái chế bắt buộc áp dụng ngay ở mức 80-90%” là phản ánh chưa đúng nội dung quy định này, có sự hiểu nhầm với tỉ lệ thu hồi tối thiểu của nguyên vật liệu trong bao bì, sản phẩm.

Dự thảo Nghị định hiện không quy định cụ thể tỉ lệ tái chế cho từng sản phẩm, bao bì, mà chỉ quy định công thức tham chiếu và quy trình xác định tỉ lệ tái chế bắt buộc cho từng giai đoạn. Việc xác định tỉ lệ tái chế cụ thể sẽ do Hội đồng EPR quốc gia (gồm các bộ, đại diện các nhà sản xuất, nhập khẩu và một số tổ chức, chuyên gia có liên quan) thảo luận, quyết định trên cơ sở công thức tính tỉ lệ tái chế tham chiếu, mục tiêu tái chế quốc gia và tình hình kinh tế - xã hội từng giai đoạn.

Về đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế, đây là nội dung quy định tại Điều 54 Luật BVMT 2020, không phải là khoản thuế, phí hay lệ phí theo pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Về bản chất đây là quy định trách nhiệm nhà sản xuất, nhập khẩu trong trường hợp không trực tiếp thực hiện tái chế, không phải là khoản đóng góp bắt buộc, không thể coi là một nguồn thu thuế, phí.

Việc đóng khoản tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tái chế liên quan đến các sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu. Để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng khoản tiền này, dự thảo Nghị định quy định nhà sản xuất, nhập khẩu tham gia Hội đồng EPR quốc gia để quyết định và giám sát việc sử dụng khoản tiền này hiệu quả, đúng mục đích.

Trước ý kiến băn khoăn về quy định các cơ sở chế biến thủy sản thuộc Mục III danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Bộ TN&MT cho biết, đây không phải là quy định mới, mà kế thừa quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và đã được triển khai thực hiện ổn định.

Quy định này xuất phát từ lý do đặc thù của loại hình chế biến thủy sản thường phát sinh nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ rất cao, lưu lượng xả thải lớn, vị trí sản xuất thường ven sông, ven biển và nơi có nhiều cư dân, ngư dân sinh sống, nước thải có nguy cơ gây phú dưỡng, ảnh hưởng môi trường và hệ sinh thái ven sông, ven biển.

Việc quy định loại hình này thuộc nhóm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để có sự kiểm soát chặt chẽ hơn là cần thiết, phù hợp quy định quốc tế; tạo thuận lợi cho các sản phẩm chế biến thủy sản của Việt Nam đáp ứng yêu cầu về BVMT khi tham gia thị trường thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.