Đề xuất giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ theo hình thức trực tuyến

Ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế phát biểu tại hội nghị
Ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Ngày 25/5, tại Hải Phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) phối hợp với Ban quản lý chương trình về hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số”. Ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế dự và chỉ đạo hội nghị.

Nhiều rào cản

Hiện nay, vấn đề thực thi và bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHTT trên môi trường số nói riêng nhận được nhiều sự quan tâm. Về cơ bản, khung pháp lý đã được xây dựng một cách khá toàn diện, đầy đủ với việc ban hành Luật SHTT; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mới đây, ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, trong đó, đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tăng cường vấn đề thực thi và bảo vệ quyền SHTT trên môi trường số.

Khai trương Trạm khai thác thông tin và dịch vụ sở hữu công nghiệp (IPPlatform) tại Hải Phòng

Khai trương Trạm khai thác thông tin và dịch vụ sở hữu công nghiệp (IPPlatform) tại Hải Phòng

Ngày 26/4/2023, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định hướng dẫn cụ thể về quy trình gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập tới nội dung thông tin số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian khi nhận được yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Đây là những điểm mới hết sức quan trọng trong việc tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc phối hợp với các chủ thể quyền trong việc thực thi và bảo vệ quyền SHTT trên môi trường số.

Phát biểu tại hội nghị, ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế khẳng định: Quyền SHTT bị vi phạm nhiều nhất trên môi trường số là quyền tác giả, quyền liên quan và nhãn hiệu. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng liên quan đến rất nhiều loại hình tác phẩm bao gồm âm nhạc, điện ảnh, chương trình truyền hình, thể thao… Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu chủ yếu diễn ra trong thương mại điện tử dưới 2 dạng: tên miền có thành phần chính trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được bảo hộ; và quảng cáo, mua bán hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Thậm chí, các hoạt động giao dịch thương mại đã vượt qua giới hạn địa lý, lãnh thổ.

Hướng dẫn tra cứu thông tin trên trang thông tin IIPlatform

Hướng dẫn tra cứu thông tin trên trang thông tin IIPlatform

Tại Hải Phòng, theo thống kê của Cục SHTT, từ năm 2019 đến 2022, số lượng đơn đăng ký bảo hộ SHTT của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn là 2.397 đơn. Điều này cho thấy số lượng đơn đăng ký bảo hộ SHTT hàng năm vẫn còn chưa xứng với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và đặc biệt, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến nhãn hiệu, thương hiệu của mình.

Là TP cảng, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tại Hải Phòng diễn ra sôi động. Tuy nhiên, cũng vì lý do trên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới diễn biến phức tạp, tinh vi hơn. Trong giai đoạn 2019-2022, các cơ quan thực thi quyền SHTT của TP đã phát hiện và xử lý 142 vụ việc xâm phạm quyền SHTT, trong đó có 134 vụ việc xử lý vi phạm hành chính và 08 vụ xử lý hình sự.

Đại diện Sở Khoa học & Công nghệ TP Hải Phòng phát biểu

Đại diện Sở Khoa học & Công nghệ TP Hải Phòng phát biểu

Xuất phát từ thực tiễn, đại diện Sở Khoa học & Công nghệ TP Hải Phòng nhận định còn khá nhiều rào cản liên quan đến công tác xử lý hàng hoá xâm phạm quyền SHTT. Kinh phí chi cho công tác giám định, xử lý hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT còn hạn hẹp. Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực mới như thương mại điện tử, tên miền, các sản phẩm số hóa như phần mềm, lập trình ứng dụng, xâm phạm về sáng chế, tên doanh nghiệp và trên môi trường mạng internet... còn gặp “vướng” do thiếu văn bản quy định cụ thể. Việc xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT cũng rất khó, phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: ý kiến chuyên môn của Cục SHTT, kết quả giám định ở Viện Khoa học SHTT… Trong khi đó, những vi phạm thông qua các trang bán hàng trực tuyến, website bán hàng và đặc biệt là các trang mạng xã hội Facebook, Zalo là “không có biên giới, không có rào cản địa lý”.

Đề xuất xử lý tranh chấp theo hình thức trực tuyến

Phát biểu tại hội nghị, Ths Phan Vũ, Chuyên viên phòng Kinh tế tổng hợp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp) cho hay: Những tranh chấp mới phát sinh liên quan đến quyền SHTT thời gian gần đây luôn xoay quanh việc xác định, mổ xẻ và giải quyết các vấn đề pháp lý. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp không tách rời việc hoàn thiện pháp luật nội dung điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp.

Trước thực tại vi phạm SHTT như “trăm hoa đua nở”, ông Vũ đề xuất mở rộng phạm vi các tranh chấp được giải quyết theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy hoạt động này thành một quy trình khép kín; hướng đến các quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp được tiến hành hoàn toàn trên không gian mạng. Bên cạnh việc đẩy mạnh các dịch vụ có ý nghĩa trực tiếp đối với việc giải quyết tranh chấp trực tuyến như dịch vụ họp trực tuyến, cần phải đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ bổ trợ như dịch vụ tiếp nhận và gửi đơn yêu cầu và tài liệu trực tuyến; chữ ký số từ xa…

Hải Phòng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025

Hải Phòng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025

Hiện nay, hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải trực tuyến, trọng tài thương mại trực tuyến, tố tụng dân sự trực tuyến còn hạn chế về cả quy định pháp luật và thực tiễn triển khai. Để việc giải quyết tranh chấp vi phạm SHTT bằng hình thức trực tuyến được triển khai hiệu quả, các chuyên gia cũng cho rằng cần thống nhất ghi nhận và tôn trọng giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử trong quá trình giải quyết tranh chấp; đối xử bình đẳng giữa thông tin được thể hiện bằng hình thức điện tử và thông tin được thể hiện trên văn bản giấy. Để đạt được yêu cầu này, cần xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động công chứng, chứng thực dữ liệu điện tử; thừa phát lại đối với sự kiện, hành vi trên môi trường mạng.

Tại hội nghị, doanh nghiệp tại Hải Phòng và các chuyên gia trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ quyền SHTT trên môi trường số tại địa phương và phương hướng, giải pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền SHTT trên môi trường số.

Kết luận hội nghị, ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế nhấn mạnh: Những vấn đề pháp lý mới nêu trên đòi hỏi Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ có Việt Nam phải nghiên cứu, rà soát hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh một số quy định để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo vừa hạn chế các rủi ro và bảo vệ lợi ích chung của xã hội.

Đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nhấn mạnh: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số đang là vấn đề cấp bách mà các cơ quan ban ngành cần phải triển khai quyết liệt, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền tác giả, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các tổ chức đại diện tập thể bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan và các chủ sở hữu quyền trong việc chủ động xử lý các hành vi xâm phạm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp triển khai Tháng ba biên giới và truyền thông pháp luật

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp triển khai Tháng ba biên giới và truyền thông pháp luật
(PLVN) - Ngày 8/3, tại xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức chương trình truyền thông, giáo dục pháp luật năm 2024. Tham dự có ông Trịnh Xuân Tùng - Ủy viên BCH Đoàn Khối, Bí thư Đoàn Bộ Tư Pháp; ông Võ Tuấn Thông - Phó Bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh đoàn Bến Tre; ông Lê Thanh Bằng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bến Tre.

Đầu Xuân, “gõ cửa” Tư pháp địa phương

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2023 cho Sở Tư pháp TP HCM. (Nguồn ảnh: Sở Tư pháp TP HCM)
(PLVN) - Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tại các cơ quan Tư pháp địa phương không khí làm việc diễn ra hết sức khẩn trương. Ngành Tư pháp các tỉnh quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp “vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm”, bảo đảm chất lượng, tiến độ công việc và không để chậm trễ, ảnh hưởng đến người dân trong việc giải quyết những thủ tục hành chính.

Công tác Thi hành án dân sự: Sự nỗ lực, bứt phá của những “cánh chim đầu đàn”

Cục trưởng Cục THADS Hà Nội Phạm Văn Dũng tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS năm 2023.
(PLVN) -Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ là 5 thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng án phải thi hành rất lớn, kết quả của 5 địa phương này quyết định việc hoàn thành chỉ tiêu chung của cả nước. Với vai trò “cánh chim đầu đàn”, năm 2023 vừa qua, 5 thành phố đã có nhiều giải pháp bứt phá, góp phần quan trọng đưa công tác thi hành án dân sự đạt cao nhất từ trước đến nay.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự lễ viếng Anh hùng LLVT Võ Thị Sáu và tặng quà gia đình chính sách

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh cùng các đại biểu đến dâng hoa, dâng hương tại tượng đài Anh hùng LLVT, liệt sỹ Võ Thị Sáu.
(PLVN) - Ngày 4/2, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng các đại biểu đã đến thăm, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách, các hộ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và dâng hương tại tượng đài Anh hùng LLVT, liệt sỹ Võ Thị Sáu.

Ông Nguyễn Duy Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu

Ông Nguyễn Duy Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu
(PLVN) - Chiều ngày 2/2, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về công tác cán bộ. Theo đó, bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Tuấn - Trưởng Phòng Hành chính và Bổ trợ Tư pháp giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp.