Đề xuất cán bộ dân số hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100%

Chị Nguyễn Thị Kim Chi, cán bộ dân số xã Lộc Thủy lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thời điểm dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
Chị Nguyễn Thị Kim Chi, cán bộ dân số xã Lộc Thủy lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thời điểm dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 15/2/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Một số cán bộ, nhân viên y tế cho rằng cần bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng là cán bộ dân số để chính sách thực sự sát với thực tế.

Một số đối tượng không được hưởng phụ cấp tăng thêm

Thực hiện Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị “điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40 - 70% lên 100%”, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP.

Về đối tượng hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề, Điều 1 của Nghị định quy định: Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ 1/1/2022 đến hết 31/12/2023.

Mức phụ cấp 100% áp dụng với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm Y tế cấp xã, Phòng khám Đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm Y tế cấp huyện và BV tuyến huyện.

Như vậy, đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 100% theo Nghị định 05 là viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế đã và đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức từ 40 - 70% quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC.

Tuy nhiên, với các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 05 thì tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị định 56 và Thông tư liên tịch 02. Điều này dẫn đến lực lượng làm trong ngành Y tế như truyền thông giáo dục sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình... không được hưởng phụ cấp tăng thêm vì họ không nằm trong nhóm đang được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức 40 - 70% quy định tại Nghị định 56.

Nhớ lại quãng thời gian xảy ra dịch bệnh COVID-19, chị Nguyễn Thị Kim Chi (SN 1983, cán bộ dân số xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) cho biết, từ tháng 1/2020, chị và các cán bộ dân số tại xã Lộc Thủy được điều động vào tổ phản ứng nhanh, tổ điều trị COVID-19 tại nhà. Từ tháng 5/2021 - 4/2022, chị được điều động thực hiện nhiệm vụ chốt ở tuyến đầu tại địa điểm xã Lộc Thủy. Thời điểm đó xã Lộc Thủy là một trong những tâm điểm dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh. Lực lượng làm xuyên đêm, cứ có thông tin ổ dịch thì lập tức lên đường đi lấy mẫu, điều tra, tránh bỏ sót, lây lan… có ngày lấy đến 1.000 mẫu và 100 ca F0, chưa kể F1, F2...

“Nay Chính phủ quan tâm đến những nỗ lực, cố gắng, vất vả trong thời gian chống đại dịch COVID-19, tăng phụ cấp cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở lên 100%; nhưng chúng tôi lại nằm ngoài danh sách”, chị Chi nói.

Chị Nguyễn Ngọc Quý (SN 1989, cán bộ dân số Trạm Y tế xã Phú An, huyện Phú Vang), cho biết, từng tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 cùng với đội ngũ y tế cơ sở như truy vết điểm nóng, lấy mẫu xét nghiệm hay vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. “Những dân số viên đã kề vai sát cánh cùng đẩy lùi dịch bệnh. Nhưng theo Nghị định 05 thì những người làm công tác dân số lại không được hưởng ưu đãi đó”, chị Quý nói.

Mong được xem xét, hỗ trợ

Được biết, khi Nghị định 05 được ban hành, một số đơn vị y tế đã có văn bản hỏi Bộ Y tế về vấn đề này và xin ý kiến. Ngay bản thân chị Nguyễn Thị Kim Chi cũng đã đại diện cho đội ngũ chuyên trách dân số các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thừa Thiên Huế có đơn gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, MTTQ... cho rằng Nghị định 05 cần đưa cán bộ dân số vào diện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 100%.

Đơn kiến nghị cho rằng, Nghị định 05 hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, nhân viên y tế cơ sở trong thời gian phòng, chống dịch 2 năm, chứ không phải là hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên y tế cơ sở được hưởng thường xuyên hằng năm. Đồng thời theo Nghị định 56, tại Điều 3 mục 5 khoản a có nêu: “Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình”. Theo chị, như vậy với viên chức dân số (cấp huyện, xã) “đều là viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế tại tuyến xã”.

Khi Nghị định 56 ban hành, các đơn vị y tế tuyến huyện là độc lập (gồm BV Đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), nhưng đến 2018 - 2019, các đơn vị này sáp nhập thành Trung tâm Y tế. “Như vậy, chúng tôi là viên chức dân số, cũng là nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện. Chúng tôi kiến nghị những cán bộ, viên chức, người lao động trong hệ thống y tế cơ sở có tham gia phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng phụ cấp ưu đãi 100% theo Nghị định 05”, đơn nêu.

Ông Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, cho biết, hiện đơn vị có 70 người hợp đồng chuyên môn; bộ phận dân số huyện có 6 người và xã có 14 người. “Sau khi Nghị định 05 ban hành, các cơ sở y tế đã rất phấn khởi. Tuy nhiên, có hai bộ phận là dân số và bộ phận người hợp đồng chuyên môn với Trung tâm (cơ quan tự chi trả, không phải viên chức nhưng họ cũng là bác sỹ, y tá) hiện nay chưa có hướng dẫn chi trả theo Nghị định 05; dù trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra họ cũng là một trong những lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch. Rất mong cơ quan thẩm quyền quan tâm, xem xét”, ông Sơn nói.

Đọc thêm

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH Hoàng Nguyên Vũng Tàu (Cty Hoàng Nguyên) có đơn cho rằng có dấu hiệu vi phạm khi di dời sà lan Trường Thành 6868 và tàu Trường Thành 08 tại dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh cho biết, theo ý kiến của UBND TX Kỳ Anh; nội dung tố cáo là không có cơ sở.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Vụ khiếu nại quyết định bồi thường khi thu hồi đất tại Long Biên (Hà Nội): Người dân đề nghị quận sớm thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố

UBND quận Long Biên. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ánh của gia đình bà Lại Thị Nghĩa về việc bị thu hồi đất tại số 59 ngõ 565 đường Bát Khối, phường Cự Khối, quận Long Biên để phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án xây dựng tuyến đường 13,5m nhưng việc bố trí tái định cư (TĐC) chưa phù hợp.

UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Cần sớm thông tin vấn đề liên quan Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu

UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Cần sớm thông tin vấn đề liên quan Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu
(PLVN) - Liên quan đến đơn thư của người dân tổ 8, đường Phan Bá Vành, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội cho rằng “Cty CP Đầu tư và Xây dựng quốc tế VIGEBA không thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án tại các lô HH2, CT5, NT2 thuộc Khu đô thị Thành phố giao lưu”; Báo PLVN đã chuyển đơn, liên hệ nhiều lần, nhưng chưa nhận được thông tin phản hồi.

Sở Xây dựng Hà Nội: Kiểm tra xác minh phản ánh “tháo dỡ công trình gây hư hại nhà hàng xóm”

Căn nhà ông Cảnh liền kề công trình đang được phá dỡ. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan đơn thư của ông Nguyễn Trọng Cảnh (ngụ ngách 23, ngõ 82, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) phản ánh nhà liền kề phá dỡ gây mất an toàn, ảnh hưởng tài sản, kết cấu nhà mình; đại diện Sở Xây dựng cho biết đã thực hiện kiểm tra, xác minh cũng như hỗ trợ UBND quận Đống Đa giải quyết theo thẩm quyền.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.