Đề Văn của cô giáo ở Sài Gòn khiến học trò bật khóc

Đề Văn của cô giáo ở Sài Gòn khiến học trò bật khóc
Trong tiếng nhạc du dương, vài học sinh khóc khi làm bài, còn cô giáo đã không cầm được nước mắt khi đọc những chia sẻ của trò.

Bài viết Hôm nay, ai có thư? của cô Trần Thị Quỳnh Anh (giáo viên Văn trường THPT Trưng Vương, TP HCM) chia sẻ trên trang cá nhân nhận được sự đồng cảm của hàng trăm bạn bè, đồng nghiệp. Cô trải lòng sau khi hoàn thành "dự án" nhỏ môn Văn cho lớp chủ nhiệm - 10A3.

Cô Quỳnh Anh kể, trong tiết học Văn ngày 11/9, cô giáo bất ngờ cho lớp làm bài kiểm tra. Khác với cách làm truyền thống, cô mở nhạc không lời, rồi đọc đề bài: "Con tưởng tượng mình sẽ viết một lá thư gửi đến cho ba mẹ của mình, nói những điều mình muốn nói. Nói gì cũng được, cô sẽ chấm điểm cho cảm xúc thật nhất của con và sẽ không cho ba mẹ con xem".

Ngay sau khi đọc đề của cô giáo, "dê hồng" (cách gọi thân mật học trò sinh năm Quý Mùi 2003 của cô) than: "Làm sao viết được cô ơi, trời ơi sến lắm". Cô giáo im lặng, trong đầu không dám chắc các em sẽ hợp tác, lo ngại trò sẽ viết bằng sự gượng ép, sáo rỗng.

Được nửa thời gian, cô giáo 26 tuổi nghe tiếng sụt sùi đâu đó. Cô tiếp tục im lặng để tụi nhỏ trải lòng, tiết kiểm tra được lấn thêm 10 phút so với quy định.

Đầu năm học, tôi đọc hồ sơ học sinh thấy có mấy trường hợp khuyết tên ba hoặc mẹ. Ý định ban đầu tôi muốn tìm hiểu những học trò đấy nhưng nhận bài thì thấy thêm rất nhiều hoàn cảnh  khác của các em", cô giáo nói và cho biết đã sụt sùi không chỉ một mà nhiều lần, bởi đọc được những bài văn cảm động.

Lớp 10A3 và cô giáo chủ nhiệm trong ngày đầu năm học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Lớp 10A3 và cô giáo chủ nhiệm trong ngày đầu năm học. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Một học sinh mồ côi mẹ, viết:

"Chắc ở nơi nào đó, mẹ cũng vui vì nhìn thấy con hạnh phúc và trưởng thành hơn. Cũng lâu lắm rồi, con không lên thắp hương cho mẹ, con thật có lỗi. Sống ở đây con được ba lo cho rất đầy đủ, nhưng đôi khi con lại muốn cảm giác được mẹ chăm sóc khi còn nhỏ hơn, ước gì có thể quay ngược lại thời gian để con ngập tràn trong phút giây đó. 

Con vẫn chưa nói 'Con yêu mẹ' được và đây là điều hối tiếc nhất trong cuộc đời con. Nhưng con biết mẹ sẽ hiểu được tấm lòng của con vì con ít khi thể hiện sự yêu thương bằng lời nói mà chỉ thể hiện bằng những thành quả mà con đạt được. Mọi chuyện đều do định mệnh nên mẹ đừng buồn, cả nhà luôn yêu thương mẹ. Nếu có kiếp sau con muốn làm con của mẹ một lần nữa. Yêu mẹ! Chúc mẹ luôn hạnh phúc ở phương xa".

Bằng nét chữ đẹp, nhiều từ bị bôi xóa do đắn đo rồi thay đổi từ ngữ trong bài viết, một nữ sinh kể cảm xúc hụt hẫng ở tuổi 14 khi ba mẹ ly hôn.

"Mỗi đêm con đều khóc vì con suy nghĩ khá đơn giản, con nghĩ con thương ai thì người đó cũng thế, sao ba lại không? Con có đọc trong sách rằng, nếu mái ấm của một ai đó trái nghĩa với từ bình yên thì từ bất hạnh không đủ để miêu tả cuộc đời họ. Con không chắc đúng vậy không, nhưng từ đó con cũng thấy con bất hạnh nhiều.

Cấp ba đối với con từ đó không còn đẹp như con hằng mơ tới. Vì con thấy mình lạc lõng, vì mỗi lúc mệt, con biết mẹ sẽ mệt hơn gấp nhiều lần. Nên con một mình, con tự buồn, tự khóc rồi tự cười. Con cũng quen rồi..."

Một nam sinh khác thì ngập tràn hạnh phúc với gia đình, hứa với ba mẹ sẽ trưởng thành.

"Con đã an tâm và cố gắng hơn để hoàn thành trách nhiệm của mình, để mẹ biết được đứa con của mẹ đang trên đường trưởng thành và là trụ cột của gia đình khi ba đi làm xa. Dù con còn khá lơ là và hư hỏng nhưng rồi con sẽ cố gắng hơn nữa, nhiều như cách mẹ và ba lo cho gia đình vào những lúc khó khăn".

"Tôi cảm thấy may mắn vì được đọc những bài tập làm văn chân thành và đầy cảm xúc. Tôi lỡ hứa với tụi nhỏ không đưa ba mẹ xem, nhưng đành thất hứa vì họ sẽ thấy bọn nhỏ là những người rất sâu sắc, đang thực sự trưởng thành, rất yêu ba mẹ nhưng chưa bao giờ dám nói", cô Quỳnh Anh chia sẻ.

Cô nói rất thương lá thư viết cho mẹ ở trên trời, những lá thư nhoè chữ vì nước mắt hay nỗi buồn vì hạnh phúc bị khuyết của các em.

Những lời nhắn nhủ của ba mẹ được dán ở tấm bảng cuối lớp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Những lời nhắn nhủ của ba mẹ được dán ở tấm bảng cuối lớp. Ảnh:Nhân vật cung cấp.

Trong buổi họp phụ huynh, cô giáo lấy băng keo che đi những phần tâm tư con muốn giữ riêng cho mình trong mỗi bức thư rồi gửi cho ba mẹ. Trong lá thư, cô kẹp vào đó tấm hình của học trò trong bộ đồng phục và một tờ giấy nhỏ. 

Nhiều phụ huynh trầm tư, có người cha mỉm cười, có người mẹ thì bật khóc. Họ viết vào mẩu giấy có sẵn những dòng tâm sự cho con, thư của ba mẹ được đính ở bảng cuối lớp.

"Cô chỉ mong con biết là ba mẹ sẽ luôn ở sau con, cùng con cố gắng. Ở sau con là niềm tin, là kỳ vọng của ba mẹ. Những điều đó luôn cạnh con khi con ngồi trong lớp", cô giáo chia sẻ với học trò.

"Ban đầu tôi dự định lấy điểm phút cho bài kiểm tra này nhưng đọc xong thư của các em, tôi cảm thấy không cần cho điểm nữa, cảm xúc của các em đặt vào đó là vô giá", cô giáo nói và chia sẻ đã phải xin lỗi học trò khi "thất hứa" với đề bài. 

Cô Trần Thị Quỳnh Anh là cựu học sinh THPT Trưng Vương. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP HCM, cô trúng tuyển giáo viên và được phân về ngôi trường cũ công tác.

Năm 2016, dự án Tôi yêu tiếng nước tôi của cô đạt giải nhất tại cuộc thi "Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở Hà Nội.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...