Để trẻ em phát triển khoẻ mạnh: hành trình không ngừng nghỉ

Abbott đã phối hợp với TW Hội LHPN Việt Nam phát triển Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ
Abbott đã phối hợp với TW Hội LHPN Việt Nam phát triển Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ
(PLO) - Mới đây, trang Telegraph đã căn cứ vào dữ liệu được thu thập từ từ trang Averageheight.co cùng các thống kê khác để đưa ra bản đồ chiều cao người dân các nước trên thế giới. Theo bản đồ này, người dân Việt Nam nằm trong top 10 nước mà người dân có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới, với vị trí thứ 4 (tính từ dưới lên). Một lần nữa, câu chuyện về tầm vóc người Việt, đặc biệt là trẻ em, lại được nhắc đến với nhiều trăn trở.

Dinh dưỡng cho trẻ em: Câu chuyện khiến người lớn băn khoăn

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện về tầm vóc trẻ em Việt Nam được các ban ngành có liên quan nhắc tới. Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, chiều cao trung bình nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm, chiều cao trung bình của nữ thanh niên là 153cm; thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần lượt là 13,1cm và 10,7cm. Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho thấy, tỷ lệ trẻ thấp còi năm 2014 là 24,9%..

Đặc biệt, theo số liệu điều tra mới nhất về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi vừa được Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố cho thấy, để giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là chặng đường không hề đơn giản, cần sự chung tay của rất nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau một cách lâu dài mới có thể mang đến kết quả rõ nét. Cụ thể, năm 2014, tỷ lệ trẻ bị thiếu cân so với tuổi (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân) là 14,5% thì sang đến năm 2015, tỷ lệ này chỉ mới giảm được rất ít: 0,4%, còn 14,1%. Tương tự, tỷ lệ trẻ bị thiếu chiều cao so với tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi) cũng chỉ mới giảm 0,3% từ 24,9 xuống 24,6%.

Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Suy dinh dưỡng thấp còi còn được gọi là suy dinh dưỡng mãn tính gây hệ lụy lớn với thể lực, tầm vóc, sự dẻo dai và phát triển trí tuệ của trẻ sau này; thậm chí kéo dài qua nhiều thế hệ. Một điều đáng lưu tâm là dinh dưỡng của người mẹ có liên quan chặt chẽ tới sức khỏe và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Người mẹ thiếu chất, nhẹ cân dễ sinh ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Muốn khắc phục điều này, cần có một kế hoạch dài hạn, chăm sóc dinh dưỡng từ giai đoạn người mẹ mang thai trở đi, đến suốt quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là trong 6 năm đầu đời. Điều may mắn là Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định một trong những định hướng chính giúp cải thiện tầm vóc cho người Việt Nam, và Bộ Y tế cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có những chương trình cụ thể nhằm triển khai chiến lược này; ngoài ra, có những công ty, tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp chung tay, tạo nên sự hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em Việt Nam trong quá trình cải thiện tầm vóc và trí tuệ.

Abbott và hành trình 21 năm cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam

Trong số các doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ em Việt Nam, không thể không kể đến Abbott - trong suốt hơn 21 năm có mặt tại Việt Nam, đã liên tục thực hiện các chương trình hữu ích góp phần vào hành trình nâng cao thể chất này.

Hiểu rất rõ về những đặc điểm riêng biệt liên quan đến dinh dưỡng tại Việt Nam, Abbott không ngừng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm, tạo ra những giá trị phù hợp, đáp ứng đúng đặc điểm thể chất, thói quen dinh dưỡng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em, trong suốt độ tuổi đang phát triển.

Chương trình hỗ trợ sữa cho trẻ em nông thôn
Chương trình hỗ trợ sữa cho trẻ em nông thôn

Những sản phẩm như Similac Mom bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho phụ nữ mang thai và thai nhi; Pediasure bổ sung những dưỡng chất thiết yếu mà trẻ biếng ăn thiếu hụt, nhằm nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng; hay Abbott Grow bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà trẻ em Việt Nam thường hay thiếu hụt trong chế độ ăn hằng ngày, giúp trẻ phát triển chiều cao và trí não tối ưu… là những giải pháp dinh dưỡng khoa học được các bà mẹ tại Việt Nam đón nhận và tin tưởng trong nhiều năm qua.

Đặc biệt, bên cạnh việc cung cấp những giải pháp dinh dưỡng khoa học, có thể nhận ra nỗ lực của công ty trong việc thực hiện các chương trình mang tính dài hạn nhằm giáo dục và nâng cao hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em.

Công ty đã đầu tư hơn 230 tỷ đồng, tương đương 10,2 triệu đô la Mỹ để cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế và mở rộng giáo dục cộng đồng tại Việt Nam. Trong số đó, những chương trình nuôi con bằng sữa mẹ và chương trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam luôn được Abbott dành sự quan tâm đặc biệt. Công ty đã phối hợp với TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát triển chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ và hỗ trợ cho các câu lạc bộ ở cấp xã nhằm tuyên truyền về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Từ năm 2004, Abbott cũng đã phối hợp cùng AmeriCares và Tổ chức nhân đạo Giao Điểm phát triển chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em nông thôn tại Quảng Trị, Thừa Thiên và An Giang - nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em được ghi nhận vào hàng cao nhất cả nước, cung cấp kiến thức và công cụ chế biến thực phẩm dinh dưỡng cho hơn 23.000 học sinh tiểu học. Abbott cũng tăng cường tổ chức tập huấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh về khái niệm bữa ăn dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Nhờ thế, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở những khu vực này giảm đáng kể, xuống dưới 20%, vượt qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc về suy dinh dưỡng.

Mới đây nhất, tháng 9/2016, Bộ Y tế Việt Nam và Abbott Việt Nam cũng vừa ký kết hợp tác triển khai 2 dự án: “Cải thiện Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú” và “Cải thiện Dinh dưỡng lâm sàng cho các bệnh viện tại Việt Nam” như một dấu son tiếp theo trên hành trình không ngừng nghỉ cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người Việt, trong đó có việc nâng cao thể chất, tầm vóc và trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

“Gian khó và không hề dễ dàng” là những nhận định về hành trình giúp  cho trẻ em Việt Nam phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, dấu hiệu đáng lạc quan là trên hành trình ấy vẫn đang có sự đồng lòng, chung tay của những doanh nghiệp chọn mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho con người - đặc biệt là trẻ em - làm sứ mệnh.  

Tin cùng chuyên mục

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.

Quảng Ninh mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS

Các lực lượng đã diễu hành trên một số tuyến đường trung tâm của TP Hạ Long nhằm tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch HIV/AIDS khỏi cộng đồng.
(PLVN) -  Lễ mít tinh có đại diện lãnh đạo các sở; ban; ngành; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; cùng đông đảo đoàn viên thanh niên; đại diện cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng
(PLVN) - Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên. Quyết định này nhận được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.