Để lễ hội trở thành “sức mạnh mềm”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ca dao Việt Nam có bài về lao động sản xuất, câu đầu là “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Xa xưa, Việt Nam là nước đói, nghèo, lấy đâu ra vật chất mà “ăn chơi”. Vì vậy, có lẽ hàm ý của câu ca này ám chỉ Việt Nam là đất nước của lễ hội.

Thật vậy, hiếm quốc gia trong năm có nhiều lễ hội từ dân gian, văn hóa, lịch sử đến tâm linh như ở Việt Nam. Theo thống kê của ngành Văn hóa, hiện cả nước có gần 9.000 lễ hội, trong đó có khoảng 7.000 lễ hội dân gian truyền thống, gần 1.400 lễ hội tôn giáo, hơn 400 lễ hội lịch sử, cách mạng. Các lễ hội này lại thường tập trung vào mùa xuân, nhất là dịp sau Tết Nguyên đán.

Vậy nên, dễ thấy sau Tết Nguyên đán, có cụm từ hay gặp “du xuân”.

Lễ hội là văn hóa. Và vì vậy một câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để các lễ hội phát huy cho được giá trị về văn hóa; đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của người dân? Đã là lễ hội văn hóa, ngoài việc thụ hưởng còn góp phần nâng cao được văn hóa cho chính người thụ hưởng, góp phần vào việc xây dựng con người, gia đình, cộng đồng có văn hóa và phát triển đất nước. Hay nói cách khác, văn hóa, trong đó có văn hóa lễ hội phải trở thành “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Trong thời đại hội nhập, dễ thấy lễ hội đã góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch. Nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào dịp Tết hoặc mùa xuân, tham gia lễ hội là để được thưởng thức, khám phá bản sắc văn hóa Việt Nam, phong cảnh Việt Nam. Điều này cho thấy, các lễ hội có sự đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng.

Trong thực tế, còn một số vấn đề thái quá khi tổ chức các lễ hội hiện nay. Một số nơi, một số lúc, sự quản lý còn thiếu chặt chẽ, chệch định hướng. Tại một số lễ hội còn coi trọng mục tiêu kinh tế, quên mục đích tôn vinh văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Một số lễ hội nặng hình thức, phô trương rùm beng, coi nhẹ nội dung giáo dục, văn hóa. Một số lễ hội có xu hướng “thương mại hóa” hoạt động, đến mức bị coi là phản văn hóa, gây phản cảm với du khách trong nước và nước ngoài.

Đấy là chưa nói một số tệ nạn xã hội “núp bóng”, “ăn theo” lễ hội như cờ bạc, móc túi, lừa đảo...

Vì vậy, làm sao để lễ hội góp phần xây dựng văn hóa, phát huy được những giá trị tích cực về thuần phong mỹ tục của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và xã hội đang là vấn đề rất lớn. Để làm được điều này, không chỉ về tầm nhìn vĩ mô, được cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật... mà còn đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của các cơ quan, ban, ngành về văn hóa, phát huy trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương.

Nếu làm tốt công tác tổ chức lễ hội, chắc chắn sẽ góp phần xây dựng nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh cho sự phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới

(PLVN) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày liên tục cũng là thời gian thuận lợi cho người người, nhà nhà đi du lịch. Tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, mở đầu cho kỳ nghỉ lễ, từ hôm qua đã nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập cảnh qua lại biên giới Việt - Trung.

Đọc thêm

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nhiều giá trị văn hóa Huế được bảo tồn, nâng tầm

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhằm khảo sát, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các NQ, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tại địa bàn tỉnh.

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.