Để không bị lão hoá, kể cả khi... 50 tuổi

Để trẻ lâu, bạn cần chuẩn bị từ khi còn trẻ, mỗi lứa tuổi cần có một chương trình riêng, đừng "chờ đợi" tuổi già đến như một định mệnh.

Để trẻ lâu, bạn cần chuẩn bị từ khi còn trẻ, mỗi lứa tuổi cần có một chương trình riêng, đừng "chờ đợi" tuổi già đến như một định mệnh:

Bạn 20-40 tuổi: Hãy bắt đầu chăm sóc đến sức khỏe của mình:

Ăn uống tốt, một số bệnh có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Hãy biết giữ sự cân bằng giữa các chất protein (thịt cá, trứng sữa, sữa chua...) lipit, gluxit và bổ xung đầy đủ vitamin A, B, C, D, E, khoáng chất, sắt, canxi, và chất xơ có trong trái cây, rau. Hạn chế ăn các đồ nguội và đồ ngọt.

Không lạm dụng rượu và các chất kích thích: hãy uống nước, đó làthứ mà cơ thể bạn cần.

Chơi thể thao: rất tốt cho tinh thần, xương, cơ bắp và giúp bạn chống lại rất nhiều bệnh (béo phì, tiểu đường,và các bệnh về tim...).

Ngủ đẫy giấc:Giấc ngủ cần thiết để tái tạo năng lượng cho cơ thể và cho cả tinh thần của bạn. Những đêm trắng làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể và có thể gây bệnh mất ngủ.

Hãy gìn giữ đôi tai: Âm thanh ồn ào, máy nghe nhạc cá nhân... tàn phá các tế bào của tai trong và gây ra chứng bệnh viêm về thính giác.

Ánh mặt trời vừa đủ: ánh nắng giúp ta có vitamin D nhưng ánh nắng nóng bỏng làm da mất nước, nhăn và gây rối loạn các tế bào da, có thể dẫn đến u biếu ngoài da. Mắt của bạn cũng có thể bị lão hoá sớm nếu tiếp xúc với ánh nắng nhiều. hãy bảo vệ nó bằng kính mát đúng tiêu chuẩn.

Thuốc lá tác hại đến toàn bộ cơ thể (phổi, phế quản, tim, bàng quan... ) cứ hút một điếu thuốc là bạn hít vào 2000 chất độc. Luôn là quá sớm khi bạn bắt đầu hút thuốc nhưng không bao giờ là muộn nếu bạn bỏ thuốc.

Từ 40 tuổi: Hãy chuyển hướng cho đúng ở bước ngoặt này: Bạn đang rất khoẻ mạnh nhưng nên biết là sẽ có những thay đổi do phần lớn các hormone bắt đầu giảm sút.

Luôn chú ý chăm sóc bản thân, giữ một cuộc sống hợp vệ sinh. Nếu trước đây (tuổi 20-30) không chú ý thì không phải là quá muộn để bắt đầu.

Sau khi chơi thể thao, nếu thấy chậm hồi phục hơn trước cũng đừng lo lắng. Hãy chọn cho mình một môn phù hợp hơn chứ không nên bỏ luôn thể thao. Nếu có thời gian hãy bách bộ 20 phút mỗi ngày. Đây là cách chống stress rất tuyệt vời.

Nếu bạn chưa chơi môn thể thao bao giờ, hãy bắt đầu với một môn phù hợp sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn tăng vài ký, đừn theo một chế độ ăn kiêng lâu dài nào, cũng đừng nhịn ăn hay uống thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Nếu làm xét nghiệm ở một trung tâm đầy đủ thiết bị để kiểm tra lượng mỡ. Lượng mỡ tăng là một trong những dấu hiệu dẫn đến bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch. Từ tuổi 45, nên kiểm tra xương 2 năm một lần để đề phòng nguy cơ loãng xương.

Kiểm tra cholesterol, đường và hormone của tuyến giáp trong máu và theo dõi huyết áp, bạn sẽ biết được tình trạng tổng quát về sức khỏe của mình.

Đối với phụ nữ sau 45 tuổi, nên chụp vú 2 năm một lần (để phát hiện sớm bệnh ung thư nếu có) và mỗi năm một lần siêu âm cổ tử cung.

Từ 50 tuổi: cách sống của bạn có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Để sống khoẻ mạnh cần ăn uống đúng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và các chất chống ô xy hoá. Chú ý các thực phẩm có chất béo (đồ nguội, chiên, đồ ngọt...) và rượu thường gây các bệnh mãn tính. Cần chú ý đến sự điều độ, ăn uống cân bằng các chất nhưng ít năng lượng có thể làm chậm quá trình lão hoá ở các cơ quan.

Để luôn khoẻ mạnh, không gì bằng hoạt động thể dục thể thao bền bỉ như đi bộ nhanh, bơi, đạp xe... 20 phút một ngày và 3 lần mỗi tuần là ít nhất. sẽ rất tốt cho tim, não cơ bắp, các khớp, trọng lượng, tuần hoàn... cũng là cách chống stress tuyệt vời. Nhưng chú ý: nếu chưa tập thể thao bao giờ hay đã bỏ quá lâu, trước khi  tập cần phải kiểm tra tim mạch.

Trên 50 tuổi: Thắt chặt những mối quan hệ xung quanh bạn, gia đình, bằng hữu... Hãy năng động, lạc quan và cởi mở với mọi người.

Hoạt động thể thao phù hợp nhẹ nhàng nhưn hiệu quả. Có thẻ bắt đầu tập hoặc tập lại thể thao nhưng cần phải được bác sĩ tim mạch kiểm tra. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng ở tuổi 95 ta vẫn cần tạo ra cơ bắp được.

Nếu trí nhớ có vấn đề, hãy kiểm tra trí nhớ với bác sĩ chuyên khoa.

Luôn chú ý chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng không tốt cộng với việc ít hoạt động sẽ có thể làm chậm lại hoạt động của não bộ.

Thanh Lam (theo F.A)

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.