Đê biển Tây Cà Mau bao giờ được bình yên?

(PLVN) - Hàng nghìn tỷ đồng như muối đổ xuống biển trên tuyến biển Tây Cà Mau trong thực hiện các giải pháp công trình. Tuy nhiên, rừng phòng hộ vẫn mất đi, tuyến đê biển vẫn luôn mong manh mỗi khi vào mùa mưa bão. 

Mới đây Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau) khẩn cấp trình UBND tỉnh Cà Mau xem xét quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. 

Hiện tại đã có 6 đoạn sạt lở, sụt lún rất nghiêm trọng với tổng chiều dài 4.995 mét (sạt lở 3.325 mét, sụt lún 1.670 mét) cần khẩn cấp kè hộ đê trước khi đã quá muộn. 

Đai rừng phòng hộ tuyến đê biển Tây Cà Mau, đoạn Đá Bạc - Sông Ông Đốc ngày càng mất đi.
 Đai rừng phòng hộ tuyến đê biển Tây Cà Mau, đoạn Đá Bạc - Sông Ông Đốc ngày càng mất đi.

Nơm nớp lo sợ lở đê, tràn đê

Đã nhiều ngày trôi qua, tuy nhiên, ông Lê Văn Liễu (ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) có nhà ngay tại Vàm Tiểu Dừa chưa hết bàng hoàng, khi chứng kiến nước biển tràn qua, phá vỡ đê bên phía Kiên Giang từ đợt ảnh hưởng của hoàng lưu cơn bão số 2 vừa qua đối với vùng biển Tây. 

“Đê bên mình xây cao, kiên cố, nhưng nước biển cũng đã dâng cao, cùng với sóng to, gió mạnh, gây mấp mé”, ông Liễu thông tin, đồng thời cho biết tâm trạng luôn lo sợ lở đê, tràn đê như đợt triều cường hồi tháng 8/2019. 

Chia sẻ của ông Liễu cũng là tâm trạng chung của trên 26.100 hộ dân sinh sống ven biển Tây Cà Mau, đang trực tiếp sản xuất khoảng 128.900 ha đất nông nghiệp. Vỡ đê là sẽ xóa sổ cả vùng hệ sinh thái ngọt rộng lớn mà nhiều năm nay Cà Mau đeo bám, cố giữ. Điều đặc biệt là hệ sinh thái trên 34.000 ha rừng U Minh hạ, đáng chú ý là có trên 8.000 ha rừng nguyên sinh Vườn Quốc gia U Minh hạ - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới… 

Đai rừng tiếp tục bị bào mòn

Trở lại tuyến đê biển Tây Cà Mau (đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) - công trình nâng cấp và kiên cố hóa bằng giải pháp công trình đầu tiên của tỉnh đối với tuyến đê biển, được hoàn thành vào cuối năm 2016. 

Nỗ lực ứng phó tạm thời nhằm bảo vệ thân đê vốn mong manh trong mùa mưa bão.
 Nỗ lực ứng phó tạm thời nhằm bảo vệ thân đê vốn mong manh trong mùa mưa bão.

Đây là 1 trong 9 công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2017). Công trình có chiều dài toàn tuyến trên 14,6 km với chiều rộng mặt đê 7,5 mét, tải trọng thiết kế 8 tấn, tổng dự toán gần 151 tỷ đồng. 

Từ công trình này đã khởi nguồn cho kế hoạch xây dựng toàn tuyến đê biển phía Tây Cà Mau, U Minh qua Trần Văn Thời, sang Phú Tân, cùng với đó là hệ thống kè hộ đê với quyết tâm tạo bãi, khôi phục lại đai rừng phòng hộ. 

Tuy nhiên, với thực tế đai rừng phòng hộ tiếp tục bị tác động từ biển đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng thông qua triều cường, đi kèm theo đó là biến đổi dị thường của thời tiết xã xuất hiện những đợt thiên tai khốc liệt, đai rừng phòng hộ vùng biển Tây tiếp tục bị phá hủy.

Do đó, xuất hiện nhiều vị trí không còn đai rừng, không có lớp bảo vệ và cứ thế sóng biển theo triều cường tấn công thẳng vào chân đê, nhiều vị trí mái đê bị bào mòn, sạt lở, những đoạn sóng tràn qua thân đê mang mặn đi vào vùng ngọt hóa. Gần 03 năm đưa vào sử dụng, đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa hiện có nhiều vị trí sạt lở với chiều dài khoảng 957 mét. 

Ông Dư Bé Ba - Chủ tịch UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho rằng: Cần có giải pháp khắc phục khẩn cấp, cụ thể ở đây là cần kịp thời xây dựng hệ thống kè hộ đê bằng giải pháp công trình vì mùa mưa bão đang tiếp diễn và với cường độ ngày càng cao, nguy cơ vỡ đê là rất lớn. Hàng nghìn hộ dân trong đê rất lo sợ cho đời sống và sản xuất một khi có tình huống xấu xảy ra.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải (áo vàng) vừa thị sát, tìm hiểu thực trạng sạt lở trên tuyến đê biển Tây Cà Mau.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải (áo vàng) vừa thị sát, tìm hiểu thực trạng sạt lở trên tuyến đê biển Tây Cà Mau. 

Trong chuyển khảo sát thực tế tình hình đê biển trước ảnh hưởng của thiên tai vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải tỏ rỏ âu lo trước sự mong manh của đê biển tại những vị trí chưa có kè, những vị trí không còn đai rừng phòng hộ.

“Sẽ có báo cáo Trung ương, cho cơ chế khẩn cấp để xử lý ngay những vị trí cụ thể, những công trình cụ thể. Nơi nào dù còn đai rừng cũng cần thiết khẩn cấp làm kè để giữ đai rừng. Không kịp thời, không đủ mạnh, chúng tôi sợ rằng năm nay sẽ không giữ nổi đê, sẽ rất nguy hiểm cho Cà Mau một khi vỡ đê”, ông Nguyễn Tiến Hải chia sẻ.

6 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại tuyến đê biển Tây Cà Mau, gồm: Đoạn từ Ba Tĩnh đến T25, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời với chiều dài sạt lở 1.900 mét; đoạn đê từ Kênh Mới +344 mét hướng về Sông Đốc, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời với chiều dài sạt lở khoảng 200 mét; đoạn đê từ Vàm Kênh Mới hướng về Đá Bạc, có chiều dài sạt lở khoảng 50 mét; đoạn đê từ Đá Bạc + 1000 mét hướng về Kênh Mới, có chiều dài 150 mét; Đoạn từ Đá Bạc + 2000 mét hướng về  Sào Lưới, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời với 2 điểm sạt lở, tổng chiều dài  100 mét; đặc biệt đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa, thuộc địa bàn huyện U Minh với chiều dài sạt lở 925 mét. Tại các vị trí này, nơi thì không còn đai rừng phòng hộ, nơi có đai rừng nhưng còn rất mỏng, và dù phía ngoài có hệ thống kè hộ đê nhưng sóng biển vẫn gây tác động rất lớn lên mái đê, nguy cơ vỡ đê là rất cao.

Theo dự báo từ cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khả năng từ nay đến cuối năm vẫn còn từ 8 đến 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có từ 04 đến 05 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và sẽ có từ 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và vùng biển Nam Bộ trong khoảng tháng 11 đến tháng 12/2020 và tháng 01/2020. 

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.