Đầu tư hơn 60 nghìn tỷ đồng cải tạo QL 1A và QL 14

Quốc lộ 1a - con đường trọng yếu của  kinh tế xã hội
Quốc lộ 1a - con đường trọng yếu của kinh tế xã hội
(PLO) - Chiều nay, Chính Phủ đã trình Quốc hội kế hoạch phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016.
Với 170 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến huy động, Chính Phủ lên phương án sẽ dành 61,68 nghìn tỷ để đầu tư dự án Quốc Lộ 1A và Quốc lộ 14 (Đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên)
Quốc Lộ 1A và Quốc lộ 14 là hai tuyến đường rất quan trọng, cấp thiết, có ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của cả nước.
Quốc lộ 1A  từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.300 km qua 31 tỉnh, thành phố, quy mô 2 làn xe, đã được khôi phục, nâng cấp bằng vốn ODA từ năm 1995 đến 2003, hiện mới có khoảng 479 km đạt quy mô 4 làn xe và 164 km/18 tuyến tránh thành phố. Đến nay, nhiều đoạn đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số đoạn qua khu vực miền Trung thường bị ngập vào mùa mưa lũ gây ách tắc giao thông.
Về vận tải trên quốc lộ 1A chiếm tỷ trọng khoảng 65% lượng hàng hóa và hầu hết các tuyến vận tải khách trên tuyến Bắc - Nam.Theo dự tính, tổng mức đầu tư dự án Quốc lộ 1A 102.319 tỷ đồng; bao gồm 40 đoạn
Để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo an toàn giao thông và phát huy hiệu quả vốn đầu tư, việc nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A là hết sức cấp thiết, nhất là trong điều kiện chưa xây dựng được toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Quốc lộ 14 (Đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên) từ Đăk Giôn, tỉnh Kon Tum đến Chơn Thành, tỉnh Bình Phước dài 663 km, đi qua 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắk, Đăk Nông, Bình Phước.
Đây là tuyến trục dọc chính của khu vực Tây Nguyên để kết nối hệ thống các tuyến đường ngang, đường hành lang Đông - Tây (quốc lộ 24, 25, 19, 26, 27 và 28...) với khu vực miền Trung, Đông Nam bộ, kết nối với các nước trong khu vực (Lào, Campuchia); có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.
Trong khi đó, do khó khăn về nguồn vốn, Quốc lộ 14 chưa được đầu tư, nên nhiều đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu vận tải ngày càng tăng cao. Dự án Quốc lộ 14 có tổng mức đầu tư là 16.871 tỷ đồng, bao gồm 12 đoạn.
Thẩm tra phương án phát hành bổ sung và sử dụng vốn trái phiếu chính phủ, Ủy ban Tài chính ngân sách quốc hội (TCNS) cơ bản đồng tình với mức phân bổ cho các dự án thuộc các lĩnh vực như đề xuất của Chính phủ.  Tuy nhiên, qua giám sát thực tế, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát lại tổng mức đầu tư của từng dự án cụ thể, điều chỉnh thiết kế, dự toán, cắt giảm phần dự phòng không hợp lý ở nhiều dự án, tiểu dự án.
Đồng thời, phải bảo đảm về tiến độ, thời gian thực hiện và chất lượng của dự án, không để phát sinh làm tăng tổng mức đầu tư của dự án. Đề nghị tính toán lại mật độ các trạm thu phí và có phương án xử lý trong trường hợp các chủ dự án BOT thiếu vốn không đảm bảo được tiến độ cùng với các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP.
Được biết, tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa XI đã đề ra nhiệm vụ đầu tư mở rộng và nâng cấp 2 tuyến đường này. Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ đã báo cáo và Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án này bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bảo lãnh tại Kỳ họp thứ tư tháng 10 năm 2012. Tuy nhiên, do việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nên dự án vẫn chưa được hoàn thành.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.