Đầu tư 4 tỉ cho… đồ bỏ đi

Triển khai Dự án Dobody, Phan Bá Mạnh muốn có giải pháp để “chỗ thừa vừa chỗ thiếu” cho mọi thứ trong cuộc sống.
Triển khai Dự án Dobody, Phan Bá Mạnh muốn có giải pháp để “chỗ thừa vừa chỗ thiếu” cho mọi thứ trong cuộc sống.
(PLO) -Tính đến thời điểm này, đồ bỏ đi (Dobody) của chàng trai 8X Phan Bá Mạnh đã ngốn đến số tiền hơn 4 tỉ mà chưa thu về được bao nhiêu. Nhưng Mạnh vẫn khẳng định, số đầu tư đó nằm trong kế hoạch của anh, hơn nữa, anh đã từng thất bại một lần nên đã suy nghĩ rất kỹ càng cho kế hoạch… tái khởi nghiệp với Dobody.

Hiện, anh vẫn tiếp tục xây dựng các giải pháp quản trị nhỏ cho các doanh nghiệp (DN) để lấy ngắn nuôi dài. Có thể thấy, khoản đầu tư cho Dobody vẫn chưa dừng lại…

Chỗ thừa… vừa chỗ thiếu

Phan Bá Mạnh đã từng khởi nghiệp từ năm 2007 với công ty đầu tiên làm về mã số, mã vạch (Công ty cổ phần ATO) và khá thành công. Sau thành công của ATO, Mạnh tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực giặt là nhưng không thành công. Nhưng chính trong những ngày thử thách với công ty giặt là, Mạnh đã nhen nhóm Dobody. 

Mạnh kể, ngày ấy, Mạnh tham gia từ thiện với đoàn thanh niên của Bộ Tổng Tham mưu, quyên góp quần áo cũ cho đồng bào vùng lũ. Quần áo thu nhận được không phải đồ nào cũng tốt nên anh cùng các bạn phải lựa chọn, đưa đến xưởng giặt là sạch sẽ rồi mới mang tới tặng đồng bào. Trong một chuyến đi từ thiện, những hình ảnh nghèo đói, khốn khổ của đồng bào Rục ở Quảng Bình khiến anh suy nghĩ, trăn trở. 

Trở về nhà sau chuyến đi đầy vất vả, anh lại gặp cảnh hàng xóm muốn vứt bộ salon đi mà cũng không biết vứt ở đâu. Thậm chí, có những nhà phải lén lút vứt đồ không dùng đến khiến anh suy nghĩ rất nhiều. Tại sao không tận dụng được đồ bỏ đi? Biết đâu nhà nào đó đang cần bộ salon ấy thì sao? Những câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu óc Mạnh khiến anh suy nghĩ đến một giải pháp nào đó để “chỗ thừa bù chỗ thiếu”. Và Dobody ra đời. 

Dobody không đơn giản là giải pháp kết nối cho đồ bỏ đi, mà thực chất là nền tảng khớp lệnh dựa trên cung - cầu, thừa - thiếu, ứng dụng được ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mạnh kể: “Ý tưởng đó lóe lên trong đầu tôi, tôi đã gọi điện ngay cho những người bạn để nói về nó. Đêm hôm đó tôi không thể ngủ được, tôi cứ muốn trời sáng thật nhanh để có thể nói ý tưởng này cho mọi người! Tôi ngồi vào máy tính và viết những dòng đầu tiên về ý tưởng.

Tôi viết: “Chỗ thừa vừa chỗ thiếu, nơi khớp lệnh nhu cầu của những con người cần trao đổi cho tặng những đồ vật, dịch vụ mà đối với mình không còn giá trị sử dụng nhưng đối với người khác thì còn giá trị sử dụng”.

Ý tưởng điên rồ được anh viết ngay và tự hỏi mình mỗi ngày một câu liên quan, rồi những câu hỏi phản biện của anh em bạn bè đều được anh ghi lại và tìm cách trả lời để giúp anh hiểu sâu và đào sâu hơn về dự án. Ban đầu, anh đã thử chia sẻ giải pháp này với các sinh viên Trường Đại học Công nghiệp, nơi anh đã từng là sinh viên.

Những lệnh kết nối cung cầu được khớp khiến anh tin tưởng hơn vào dự án của mình. Anh quyết định đầu tư từng chút một. Anh tìm kiếm các cộng sự, những người sẵn sàng cùng anh “nhảy vào lửa” khi quyết định làm việc không nhận lương, mà đợi chờ giá trị tích lũy từ cổ phần khi dự án thành công. 

Mạnh chia sẻ, thực ra dự án này không đơn giản là giải pháp kết nối cho đồ bỏ đi, mà thực chất là nền tảng khớp lệnh dựa trên cung - cầu, thừa - thiếu, ứng dụng được ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Sớm thành công ở… Singapore

Đầu tiên, Dobody có thể áp dụng ngay trong lĩnh vực từ thiện, để làm sao các cá nhân, tổ chức từ thiện biết khu vực nào cần gì, thiếu mặt hàng nào để mua cho phù hợp mà không bị dồn vào một mặt hàng gây ra sự lãng phí lớn trong khi bà con lại thiếu. Với ứng dụng trong hoạt động từ thiện, Mạnh mong muốn tìm được một tổ chức từ thiện để vận hành cho hiệu quả. 

Sau đó, có thể áp dụng trong lĩnh vực thương mại, sẽ là công cụ kết nối người bán và người mua với nhau. Thậm chí, Dobody có thể áp dụng ngay trong lĩnh vực giao thông vận tải, để tránh tình trạng xe thì nhồi nhét hành khách, xe lại chạy không, hành khách lại lúng túng đón xe. 

Mạnh hào hứng chia sẻ, với Dobody, hành khách chỉ cần tải ứng dụng, đặt xe, qua đó, nhà xe sẽ biết số lượng khách đã đặt chỗ, chỉ việc đến đúng địa điểm đấy để đón khách, tiết kiệm được tối đa cho cả khách hàng và nhà xe. 

Hiện, Dobody đã có hợp đồng với Singapore và cũng đã đặt văn phòng đại diện ở Singrapore vì “ông chủ” nhận thấy môi trường ở Singapore rất phù hợp với ứng dụng Dobody. Như giao thông thuận tiện, diện tích nhỏ nên việc trao đổi hàng hóa rất thành công, chỉ sau vài phút đã có thể thực hiện xong một giao dịch. 

Tuy nhiên, điều băn khoăn và cũng là khó khăn, trăn trở lớn nhất đối với Dobody của người sáng lập chính là việc sàn giao dịch hoàn toàn có thể biến thành… bãi rác do mọi người có thể chia sẻ hàng hóa không chất lượng lên sàn.

Mạnh chia sẻ: “Với ứng dụng này, chúng tôi chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, còn chất lượng thì phải tận dụng thông tin và trông chờ trách nhiệm từ cộng đồng. Đó là việc mọi người vào xem, biết chất lượng hàng hóa không tốt thì có thể báo cáo, từ đó kỹ thuật có thể dùng thuật toán để lọc bỏ hàng hóa kém chất lượng”.

Như vậy, việc ứng dụng Dobody thành công nhanh hay chậm phụ thuộc khá lớn vào văn hóa sử dụng của khách hàng. Bởi, như chia sẻ của Phan Bá Mạnh, môi trường ứng dụng quyết định thành công sớm của một startup.

Do đó, Mạnh kỳ vọng, Dobody sẽ thành công sớm ở Việt Nam, như đã thành công ở Singapore để chứng minh những người trẻ Việt Nam, tương lai của đất nước đã có những đổi thay mạnh mẽ về văn hóa ứng xử trên môi trường mạng trong thế giới phẳng hiện nay.

Ứng dụng nhiều lĩnh vực

Ngoài việc ứng dụng trong lĩnh vực từ thiện, Dobody có thể áp dụng trong lĩnh vực thương mại, sẽ là công cụ kết nối người bán và người mua với nhau. Thậm chí, Dobody có thể áp dụng ngay trong lĩnh vực giao thông vận tải, để tránh tình trạng xe thì nhồi nhét hành khách, xe lại chạy không, hành khách lại lúng túng đón xe. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh M. Hà)

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 'Mô hình đổi mới sáng tạo mở' tại P4G

(PLVN) - Ngày 17/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) diễn ra phiên thảo luận cấp Bộ trưởng với chủ đề: “Công nghệ đột phá chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thông minh” do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.

Đọc thêm

Công cụ hữu hiệu điều tiết kinh tế vĩ mô

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi, độ mở cao nên dễ bị “tổn thương”; sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày hôm qua (15/4), thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến trưng bày các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
(PLVN) -  Bộ Xây dựng cho biết, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ với các đối tác Trung Quốc.

Thi công cao tốc Bắc - Nam: Tăng ca, tăng kíp suốt ngày, đêm...

Các nhà thầu tăng ca, tăng kíp để kịp tiến độ cam kết.
(PLVN) -  Để “chạy đua” với thời gian kịp thông xe 04 tuyến cao tốc qua miền Trung, đưa vào khai thác dịp 30/4, trên khắp các công trường, nhà thầu đều cho công nhân tập trung thi công cả ngày lẫn đêm “tăng ca, tăng kíp” nhằm bảo đảm tiến độ đã cam kết.

PGS.TS Ngô Trí Long: 'Khu vực kinh tế tư nhân cần chủ động tham gia vào quá trình kiến tạo thể chế'

PGS.TS Ngô Trí Long
(PLVN) - Phát triển kinh tế tư nhân hiện nay không đơn thuần chỉ là câu chuyện về tăng trưởng hay đóng góp vào GDP, mà còn là “bài toán” chiến lược về “sức sống” của nền kinh tế quốc dân. Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

'Đặc khu tài chính' không thể thiếu các cơ chế vượt trội về tài chính

Đà Nẵng đã có phương án dành quỹ đất xây trung tâm tài chính. (Ảnh minh họa: danang.gov.vn)
(PLVN) - Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam sẽ hoạt động như “một đặc khu tài chính” trong lòng đô thị, có ranh giới và đối tượng áp dụng rõ ràng, tương đối tách biệt với thị trường nội địa về mặt cơ chế. Vì vậy, những lĩnh vực tài chính triển khai tại TTTC sẽ tuân thủ khung pháp lý đặc thù do Quốc hội và Chính phủ quy định riêng cho Trung tâm, hướng đến đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar

Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
(PLVN) -  Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar. Tham dự buổi lễ còn có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, lãnh đạo các đơn vị, cơ quan…

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Thời điểm quan trọng phát huy nội lực

Quang cảnh hội thảo khoa học (Ảnh: Báo NLĐ).
(PLVN) -  Ngày 9/4, UBND TP HCM tổ chức Hội thảo “Tăng trưởng kinh tế TP HCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ”. Hội thảo này được tổ chức trong bối cảnh Mỹ áp mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến TP nói riêng và cả nước nói chung.