Dấu hiệu trẻ ngộ độc sữa nhiễm khuẩn New Zealand

Nếu trẻ uống phải sữa nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, triệu chứng ngộ độc khởi phát đột ngột bắt đầu trong vòng 6-36 giờ hoặc 6-8 ngày, biểu hiện ngủ gà, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó bú, khó nuốt, khóc yếu...

Nếu trẻ uống phải sữa nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, triệu chứng ngộ độc khởi phát đột ngột bắt đầu trong vòng 6-36 giờ hoặc 6-8 ngày, biểu hiện ngủ gà, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó bú, khó nuốt, khóc yếu...

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, Clostridium botulinum, vi khuẩn vừa phát hiện trong hàng loạt sữa Abbott, Dumex phải thu hồi, là trực khuẩn gram +, kỵ khí tuyệt đối, phát triển trong môi trường không có oxy. Vi khuẩn tồn tại trong đất, nước, phân động vật, ruột cá, ruột động vật có vú, từ đó xâm nhập vào thực phẩm, sinh độc tố gây ngộ độc khi vào cơ thể.

Trực khuẩn Clostridium botulinum dễ lây nhiễm qua đường tiêu hóa.
Trực khuẩn Clostridium botulinum dễ lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Theo Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), bệnh do vi khuẩn Clostrium Botulinum lưu hành trên toàn cầu. Có nhiều thể bệnh, nhưng thể ngộ độc thực phẩm do độc tố vi khuẩn thường gặp nhất.

Bệnh có biểu hiện của hội chứng viêm dạ dày ruột cấp tính, nhiễm độc thần kinh có liệt mềm, diễn biến nhanh và có thể tử vong. Bệnh khởi đột ngột với các biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhẹ hoặc nhiều lần; khô miệng, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân.

Toàn phát có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, giãn đồng tử, liệt mềm gây khó nuốt, khó nói, khó thở, táo bón, chướng bụng; không sốt...

Nếu nhiễm độc nặng có thể tử vong do liệt cơ hô hấp.

Theo bác sĩ Hậu, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao và các yếu tố môi trường bất lợi, vi khuẩn chuyển thành các bào tử rất bền vững.

Vi khuẩn phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 3-43°C. Ở nhiệt độ thích hợp, không có oxy, ẩm ướt và pH acid yếu (pH> 4,6), bào tử biến đổi lại thành vi khuẩn và phát triển, tiết ra độc tố botulinum.Clostridium botulinum có 7 chủng.

Vi khuẩn gây bệnh ở người thường là Clostridium botulinum tuýp A, B, E và F. Bản thân vi khuẩn và bào tử không gây ra bệnh mà bệnh là do độc tố của nó sinh ra, gây liệt thần kinh.

Triệu chứng trẻ nhiễm botulinum tiêu hóa bắt đầu trong vòng 6-36 giờ, nhưng cũng có thể sau 6-8 ngày, thời gian ủ bệnh rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo lượng độc tố đưa vào. Triệu chứng bao gồm nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nuốt khó, khô miệng, buồn nôn, yếu cơ xuống dần ở cả cơ thể. Trường hợp nặng có thể gây liệt cơ hô hấp và gây tử vong.

Ở nhũ nhi, triệu chứng có thể gặp là ngủ gà, táo bón, khó bú, khó nuốt, khóc yếu. Trường hợp nhiễm từ vết thương có triệu chứng giống như từ thức ăn nhưng trong khoảng 7-14 ngày sau nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh lâu hơn vì cần đủ khoảng thời gian cho vi khuẩn tăng sinh và tiết ra đủ lượng số lượng độc tố.

Chẩn đoán bệnh bằng cách thử máu, tìm độc tố, bào tử và vi khuẩn trong phân, dịch ói, dịch dạ dày, mẫu thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc độc tố, loại trừ các nguyên nhân gây liệt khác.

Ngày 4/8, Công ty Abbott Việt Nam thông báo thu hồi sữa Similac GainPlus EyeQ cho trẻ 1-3 tuổi xuất xứ từ New Zealand vì nghi nhiễm khuẩn Clostridium gây liệt cơ thần kinh. Gần 13.000 thùng sữa Similac sẽ phải triệu hồi. Sau đó Công ty Danone Việt Nam cũng thu hồi hơn 600 thùng sữa Dumex Gold bước 2 loại 800g với lý do tương tự. Nguyên liệu của các lô hàng này đều do tập đoàn Fonterra của New Zealand cung cấp. Cục An toàn thực phẩm Việt Nam cũng cảnh báo sữa Karicare nguồn gốc từ New Zealand cũng bị nhiễm khuẩn. Sữa Karicare chưa được đăng ký bán ở Việt Nam.   

Tập đoàn Fonterra với hơn 16.000 nhân viên là nhà cung cấp nguyên liệu sữa của rất nhiều công ty thực phẩm thế giới. Fonterra đồng thời là nhà chế biến sữa lớn nhất thế giới với sản lượng hơn 2 triệu tấn mỗi năm. Nhà sản xuất này mới đây phát hiện một lô đạm whey bị nhiễm khuẩn Clostridium, và đã phân phối nguyên liệu này đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...