Dấu hiệu tăng huyết áp như thế nào?
Có đến gần 60% người bệnh tăng huyết áp không biểu hiện triệu chứng và không biết bản thân mình mắc bệnh. Nguyên nhân là do các dấu hiệu cao huyết áp thường mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi tình cờ khám sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra biến cố sức khỏe như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, đi khám ngay nếu có những dấu hiệu cao huyết áp sau:
● Đau đầu: Đây là triệu chứng phổ biến liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Áp lực nội sọ sẽ tăng lên khi người bệnh có cơn tăng huyết áp đột ngột và gây nên hiện tượng đau đầu. Dấu hiệu cao huyết áp này xuất hiện ở đa số người bệnh.
● Hồi hộp, đánh trống ngực, nặng ngực, khó thở: Tăng huyết áp làm tim phải hoạt động và đập nhanh hơn để thắng được lực cản và áp lực của máu lên thành mạch. Điều này khiến người bệnh tăng huyết áp có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh. Ở giai đoạn sau khi bệnh tăng huyết áp tiến triển nặng hơn, nếu mạch vành tim bị tổn thương gây thiếu máu cơ tim thì người bệnh có thể có các triệu chứng đau ngực, khó thở. Khi này người bệnh nên đi khám và điều trị sớm, loại trừ các yếu tố nguy cơ tim mạch nguy hiểm.
● Chóng mặt, hoa mắt, đỏ bừng mặt: Khi bị tăng huyết áp, triệu chứng đầu tiên là choáng và mất thăng bằng. Ở giai đoạn sau có thể gây chóng mặt, đỏ bừng mặt.
● Song thị (nhìn đôi): Tăng huyết áp tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ mạch máu tại mắt khiến người bệnh nhìn 1 thành 2 hoặc gây nhìn mờ, giảm thị lực.
● Buồn nôn, ói mửa: Tùy thuộc vào các kích thích thần kinh do tăng huyết áp mà mức độ xảy ra ở mỗi người bệnh là không giống nhau.
Dấu hiệu cao huyết áp - đánh trống ngực, nặng ngực |
Cách giảm triệu chứng tăng huyết áp
Các triệu chứng cao huyết áp trên nếu xảy ra liên tục, thường xuyên có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Muốn giảm các triệu chứng này và phòng chống các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ… đồng nghĩa với người bệnh phải điều trị tăng huyết áp nghiêm ngặt.
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là giữ cho huyết áp < 140/90mmHg. Nếu người bệnh có mắc kèm bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính điều trị cao huyết áp sẽ cần nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp < 130/80mmHg.
Điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng của phác đồ điều trị mà mọi người bệnh nên áp dụng. Cụ thể:
● Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh:
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tăng huyết áp nên giảm tiêu thụ muối (<5g/ngày tương đương với 1 thìa cafe muối); tăng cường bổ sung rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt (hạt điều, hạt óc chó, các loại hạt họ nhà đậu…); hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo (thức ăn nhanh, đồ ăn bán sẵn, đồ chiên rán…); nên bổ sung chất đạm từ thịt gia cầm, thịt cá béo giàu omega-3 như cá hồi, các thu, cá trích…; dùng thêm đồ uống giúp hạ huyết áp như nước ép mướp đắng, nước râu ngô, nước cam…
Người bệnh tăng huyết áp nên giảm muối khi nêm nếm món ăn |
● Tập luyện thể dục thể thao:
Mỗi ngày người bệnh cao huyết áp nên tập 30-45 phút/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần với các bài tập cơ bản như chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu. Người bệnh nên chú ý khởi động trước khi tập luyện để tránh chấn thương và bổ sung đầy đủ nước và các chất điện giải.
● Hình thành các thói quen tốt cho sức khỏe
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, ăn uống đúng bữa, không ăn khuya sau 8 giờ tối, ngủ sớm, tránh thức khuya và làm việc quá sức, giải tỏa căng thẳng áp lực bằng cách thiền, nghe nhạc… là những thói quen tốt người bệnh tăng huyết áp nên tham khảo và áp dụng hằng ngày.
Điều trị bằng thuốc tây
Bệnh huyết áp gây ra bởi đa cơ chế, tuy nhiên các thuốc điều trị hiện nay lại chỉ tác động được trên một cơ chế hạ áp. Do đó, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc ngay từ giai đoạn đầu điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ưu tiên trong phối hợp thuốc hiện nay là:
● Thuốc ức chế men chuyển + thuốc lợi tiểu.
● Thuốc ức chế men chuyển + thuốc chẹn kênh calci.
● Thuốc ức chế men chuyển + thuốc chẹn kênh calci + thuốc lợi tiểu, sau đó có thể bổ sung thêm thuốc chẹn beta tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Lưu ý: Các thuốc hạ huyết áp có thể gây một số tác dụng phụ như ho khan, nhức đầu, phù mạch, phù chân, phát ban thậm chí là dị ứng và suy thận cấp. Khi dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và không thể hạ được huyết áp. Khi này, người bệnh cần thông báo lại với bác sĩ để được thay thế thuốc khác và có phương hướng điều trị phù hợp hơn.
Dùng thuốc tây giúp điều trị tăng huyết áp |
Giải pháp thảo dược giúp hạ và ổn định huyết áp
Xu hướng mới hiện nay trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp là kết hợp hai nền y học đông - tây y. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng các loại thảo dược tốt cho người bệnh tăng huyết áp như cần tây, hoàng bá, tỏi, đậu tương lên men và bào chế nên TPBVSK Định Áp Vương.
Định Áp Vương mang đến tác dụng:
● Hỗ trợ làm giãn mạch, làm hạ huyết áp.
● Hỗ trợ giảm lipid máu, dùng cho người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch.
Sản phẩm có thể kết hợp với thuốc tây như một biện pháp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp mà không gây tương tác thuốc hay ảnh hưởng đến gan thận, dạ dày.
Năm 2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện cuộc khảo sát quy mô lớn trên người bệnh bị tăng huyết áp và rút ra kết luận: 92,8% người tham gia khảo sát hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm Định Áp Vương.
Định Áp Vương giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả |
Để điều trị tăng huyết áp, giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc tây theo chỉ định, thay đổi lối sống và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cần tây mỗi ngày để hạ và ổn định huyết áp nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.