Đặt mục tiêu "trai Hà Nội" có chiều cao gần 1,7m

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi sẽ đạt 169cm đối với nam và 158cm đối với nữ.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 4785/KH-SYT về thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của ngành y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022 - 2030.

Tại kế hoạch, ngành y tế Hà Nội xác định 4 mục tiêu cụ thể, gồm: Triển khai chế độ ăn đa dạng, hợp lý cho mọi lứa tuổi theo vòng đời của người dân thành phố Hà Nội; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và góp phần nâng cao tầm vóc thanh thiếu niên tại thành phố Hà Nội; Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây, các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành; Duy trì bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ.

Đáng chú ý, kế hoạch đưa ra mục tiêu chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi theo giới đạt 169 cm đối với nam và 158 cm đối với nữ vào năm 2025; chiều cao này đạt 170,5 cm đối với nam và 159 cm đối với nữ vào năm 2030.

Theo Bộ Y tế, trên bình diện cả nước, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng lên sau 20 năm. Năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm, còn nữ là 155,6cm. Như vậy, nam và nữ thanh niên Hà Nội có chiều cao trung bình cao hơn mức cả nước.

Chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chiều cao không hoàn toàn do gen, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, dinh dưỡng, môi trường (bệnh tật), tâm lý, vận động thể lực, giấc ngủ.

Trong đó, yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao và yếu tố này không thể thay đổi được. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định chiều cao, chiếm khoảng 32%. Tiếp đến là rèn luyện thể lực quyết định 22%. Còn lại là các yếu tố môi trường sống như: giấc ngủ, không khí, tiếng ồn, trạng thái cảm xúc vui, buồn, lo lắng, stress…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.