Đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

Đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
(PLO) - Sáng 2/8, Khoa Luật- thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về Quản trị nhà nước và Phòng, chống tham nhũng.

Lễ công bố có sự tham gia của TS Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra Chính phủ, PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh- Chủ nhiệm khoa Luật ĐHQG Hà Nội. Các chuyên gia nước ngoài, bà Cait Moran - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ai-Len tại Việt Nam, ông Steph Lysaght - Đại diện lâm thời liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam…

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ nhiệm khoa Luật ĐHQG Hà Nội nhấn mạnh: “Phòng chống tham nhũng (PCTN), được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, do đó công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp nền tảng lâu dài có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác PCNT. Khoa luật là cơ sở đào tạo đại học đầu tiên, tổ chức giảng dạy, nghiên cứu về PCTN một cách chính thức có hệ thống, do đó, hôm nay chúng tôi tiến hành triển khai Lễ công bố Chương trình đạo tạo thạc sĩ luật học về Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng".

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh-Chủ nhiệm khoa Luật ĐHQG Hà Nội phát biểu tại lễ công bố.
PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh-Chủ nhiệm khoa Luật ĐHQG Hà Nội phát biểu tại lễ công bố.

Tại Lễ công bố, PGS. TS Vũ Công Giao-Khoa luật ĐHQG Hà Nội cũng giới thiệu khái quát về chương trình đào tạo thạc sĩ luật học về quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng với các nội dung cơ bản đã được khảo sát ý kiến của hàng nghìn học viên, sinh viên và cơ quan, tổ chức sẽ sử dụng học viên tốt nghiệp.

Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo các chuyên gia có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về quản trị nhà nước và PCTN cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu nhân lực về lĩnh vực này ở Việt Nam.

Những đối tượng được dự tuyển để theo học chương trình là những người có bằng cử nhân luật học, tất cả các chuyên ngành trong và ngoài Việt Nam, người có bằng cử nhân các ngành gần ngành luật như: Quản lý Nhà nước, Quản lý công, Khoa học quản lý, Chính trị học… Đặc biệt người dự tuyênr có thể mới tốt nghiệp đại học hoặc đang làm việc. 

Về đội ngũ giảng dạy, nòng cốt là các giáo sư, tiến sĩ đang là giảng viên của khoa Luật ĐHQG Hà Nội, ngoài ra còn có các giáo sư nước ngoài, các giáo sư, tiến sĩ giảng viên của các trường ĐH khác tại Việt Nam, các chuyên gia đang làm việc cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.

Thời gian đào tạo là 2 năm, với kết cấu 64 tín chỉ tương đương 16 học phần. Điều kiện dạy học của chương trình được trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật giảng dạy trong đó có thư viện lớn của ĐHQG Hà Nội.

Tham dự và phát biểu tại buổi lễ công bố bà Cait Moran, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ai-Len tại Việt Nam cho hay: “Tôi rất vinh dự được tham dự sự kiện này, tôi nhận thấy Quản trị và phòng chống tham nhũng là trung tâm của phát triển bền vững, chính vì vậy nó là một trong những chương trình đào tạo trọng tâm của hợp tác Ai-len và Việt Nam”

Cũng theo bà, quản trị tốt và PCTN không chỉ là công việc của các luật gia mà còn là công việc của toàn xã hội. Vì yêu cầu về tính minh bạch, giải trình chống tham nhũng và cải tạo nên cả một nền văn hoá chống tham nhũng là công việc của toàn xã hội. Vì thế, bà hi vọng chương trình không chỉ đào tạo ra các chuyên gia trong lĩnh vực đó mà các chuyên gia sau khi được đào tạo sẽ truyền tải kiến thức đó rộng rãi hơn cho toàn xã hội. 

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.