Đang xem xét nâng mức tiền trợ cấp xã hội

Các hộ gia đình có nhà ở chính bị đổ, sập, trôi, cháy không còn nơi ở; hoặc phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét được hỗ trợ với mức tối thiểu 15.000.000đồng/hộ. Hộ gia đình có người chết do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác được hỗ trợ ít nhất là 8.000.000 đồng/người... Những nội dung trên đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến...

Các hộ gia đình có nhà ở chính bị đổ, sập, trôi, cháy không còn nơi ở; hoặc phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét được hỗ trợ chi phí làm nhà, hoặc di dời nơi ở với mức tối thiểu là 15.000.000đồng/hộ. Hộ gia đình có người bị chết do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác được hỗ trợ ít nhất là 8.000.000 đồng/người để tổ chức mai táng...

Những nội dung trên đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố lấy ý kiến góp ý tại dự thảo Nghị định về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó, dự thảo quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc, mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội và các mức hỗ trợ khác đối với đối tượng bảo trợ xã hội áp dụng từ ngày 1/1/2013 là 525.000 đồng (bằng 50% mức lương tối thiểu chung).

Trên cơ sở mức chuẩn, dự thảo quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định bằng mức chuẩn nhân với hệ số tương ứng. Tùy theo từng đối tượng cụ thể, hệ số dao động từ 1 đến 1,5.

Ngoài chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi ngày càng được quan tâm thông qua các hình thức như tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí. Ảnh minh họa nguồn Internet
Ngoài chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi ngày càng được quan tâm thông qua các hình thức như tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí.

7 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng

Dự thảo đã liệt kê 5 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gồm: người dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp bị bỏ rơi mất nguồn nuôi dưỡng; mồ côi cả cha và mẹ thuộc hộ nghèo; có cả cha và mẹ mất tích và thuộc hộ nghèo; có cả cha và mẹ thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại mất tích hoặc người còn lại thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội, hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tại trại giam và thuộc hộ nghèo...

Các đối tượng trên nếu trên 36 tháng tuổi sẽ được hưởng hệ số một (1,0); trường hợp từ 36 tháng tuổi trở xuống sẽ hưởng hệ số 1,5.

Nhóm đối tượng kế tiếp gồm: người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; Người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của Luật người khuyết tật; (các đối tượng này hưởng hệ số 1,0; trường hợp là trẻ em hoặc người cao tuổi, hưởng hệ số 1,5); Người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của Luật người cao tuổi.

Ngoài ra, đối với người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và tất cả các đối tượng trên sẽ được hỗ trợ mai táng phí khi chết. Mức hỗ trợ mai táng phí là 8.000.000 đồng.

Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em

Về hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi xảy ra thiên tai, dự thảo quy định: khi thiên tai xảy ra, trẻ em trong hộ gia đình có bố mẹ bị chết vì thiên tai được xem xét hỗ trợ chi phí đón, đưa trẻ vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường hợp cần chăm sóc khẩn cấp trong cơ sở bảo trợ xã hội để phòng ngừa trẻ em bị buôn bán, lạm dụng, lang thang, mắc phải tệ nạn xã hội, khủng hoảng tâm lý, được hỗ trợ mức tối thiểu 1.000.000 đồng/trẻ; đồng thời được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo chế độ hiện hành trong thời gian không quá 3 tháng.

Với những trường hợp đang đi học, sẽ được hỗ trợ chi phí mua sắm sách vở, đồ dùng học tập, tư trang cá nhân  với mức tối thiểu là 1.500.000 đồng/người.

Trợ giúp đột xuất và hỗ trợ tạo việc làm

Để giảm bớt những thiệt hại do thiên tai gây ra, dự thảo đề xuất mức trợ giúp đột xuất cho hộ gia đình có người bị chết do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài vùng cư trú ít nhất là 8 triệu đồng/người để tổ chức mai táng. Mức hỗ trợ này cũng được áp dụng  đối với trường hợp hộ gia đình có người bị chết do thiên tai nhưng không tìm thấy xác (mất tích).

Đối với người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ chi phí khám và điều trị với mức tối thiểu là 3.000.000 đồng/người.

Bên cạnh đó, các hộ gia đình có nhà ở chính bị đổ, sập, trôi, cháy không còn nơi ở; hoặc phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét được hỗ trợ chi phí làm nhà, hoặc di dời nơi ở với mức tối thiểu là 15.000.000đồng/hộ. Hộ gia đình có nhà ở chính bị hỏng nặng từ 50% phải sửa chữa được hỗ trợ chi phí với mức tối thiểu là 7.000.000 đồng/hộ. Đối với người bị thiếu đói do thiên tai hoặc giáp hạt được cấp 15 kg gạo/người/tháng, tối đa không quá 3 tháng/lần.

Đồng thời, hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu trên, còn được xem xét trợ giúp thêm các khoản hỗ trợ khác cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo: hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính dẫn đến nguy cơ thiếu đói được xem xét hỗ trợ phương tiện sản xuất để ổn định sản xuất; miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề; được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước; được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.     

Vân Thái

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.