Đằng sau việc Tư lệnh Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan bị cách chức

Tướng Johnson Mogoa Kimani Ondieki.
Tướng Johnson Mogoa Kimani Ondieki.
(PLO) -Ngày 1/11 vừa qua, Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã ký quyết định cách chức Tư lệnh Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Sudan của Trung tướng Johnson Mogoa Kimani Ondieki, người Kenya.

Quyết định này được đưa ra sau khi một báo cáo điều tra độc lập cho thấy ông Ondieki đã bất lực, phản ứng chậm trễ khi một cơ sở viện trợ quốc tế bị tập kích, tàn sát đẫm máu.

Vụ việc nghiêm trọng

Ít lâu sau khi bản báo cáo được công bố, ông Stephane Dujarric – người phát ngôn của LHQ đã thông báo tin tướng Ondieki bị bãi chức và nói: “Tổng thư ký Ban Ki-moon vô cùng kinh ngạc trước những khiếm khuyết nghiêm trọng bị phát hiện khiến phái bộ LHQ không thể hoàn thành sứ mạng bảo vệ thường dân và các nhân viên công tác của mình khi chiến sự xảy ra; ông rất đau lòng trước kết quả điều tra” .

Bản báo cáo của Ủy ban điều tra độc lập đặc biệt do tướng về hưu người Hà Lan Patrick Cammaert phụ trách cho hay, từ ngày 8 đến 11/7, tại thủ đô Zuba của Nam Sudan đã xảy ra cuộc xung đột giữa lực lượng quân đội chính phủ với lực lượng nổi dậy chống chính phủ của Phó Tổng thống đã bị bãi chức Riek Machar.

Cuộc xung đột kéo dài 3 ngày khiến 73 người chết, trong đó có 20 nạn dân đang được LHQ bảo hộ, 2 lính mũ nồi xanh. Hai bên đã nổ súng bừa bãi, tập kích vào những cơ sở của LHQ và các trại tỵ nạn của dân thường do LHQ bảo trợ. Ngoài ra, 1 phóng viên người địa phương bị giết, nhiều nhân viên làm công tác viện trợ bị cưỡng hiếp.

Ban lãnh đạo của lực lượng gìn giữ hòa bình đã lâm vào tình trạng “tê liệt và hỗn loạn, thiếu sự chỉ huy thống nhất”, khiến 4 đơn vị lính mũ nồi xanh của Trung Quốc, Ethiopia, Nepal và Ấn Độ mạnh ai nấy chiến đấu, thậm chí bỏ vị trí, cuối cùng phải huy động lực lượng quân đội LHQ hơn 1.800 người mới dẹp yên được vụ bạo lực.

Bất lực trước bạo lực

Báo cáo nêu rõ: “Các lính mũ nồi xanh Trung Quốc đã ít nhất 2 lần bỏ rơi trại tỵ nạn mà họ có trách nhiệm bảo vệ”, “các lính Nepal đã không ra tay ngăn chặn hoạt động cướp bóc tại tòa nhà văn phòng của phái bộ LHQ”, “về tổng thể, lực lượng gìn giữ hòa bình đã có thái độ tránh né nguy hiểm, không bảo vệ được dân thường tránh khỏi bạo lực và các vụ tập kích thỉnh thoảng xảy ra”, “không bảo vệ được cơ sở của Cơ quan Lương nông LHQ (FAO) khiến số thực phẩm trị giá 29 triệu USD và các vật tư, thiết bị khác bị cướp mất”.

Trong quá trình diễn ra vụ bạo lực, các binh sĩ quân đội chính phủ Nam Sudan đã có các hành vi vi phạm nhân quyền như cướp bóc, đánh đập, xâm hại tình dục và giết chóc. 5 người may mắn sống sót khi được phóng viên hãng BBC phỏng vấn đã mô tả lại cảnh tượng khủng khiếp khi đó.

Người tỵ nạn Nam Sudan chạy vào căn cứ Liên Hợp quốc.

Người tỵ nạn Nam Sudan chạy vào căn cứ Liên Hợp quốc.

Nam Sudan giành được độc lập sau khi tách khỏi CH Sudan năm 2011, tuy nhiên chỉ 2 năm sau xung đột đã xảy ra giữa tộc người Dinka của Tổng thống Salva Kiir Mayardit và bộ tộc Nuer của Phó tổng thống Riek Machar khiến quốc gia non trẻ này lâm vào cuộc nội chiến kéo dài liên miên. Từ khi bùng phát nội chiến tháng 12/2013 đến nay đã có mấy vạn người dân Nam Sudan bị chết, hơn 2,5 triệu người lâm vào cảnh mất nhà cửa.

Tháng 8/2015, hai bên đàm phán, đạt được Hiệp nghị hòa bình với thỏa thuận thành lập một chính phủ liên hiệp; thế nhưng ngay trước dịp kỉ niệm Ngày Độc lập 9/7, hai phe lại bùng phát giao chiến quanh Phủ Tổng thống khiến gần 300 người thiệt mạng, thỏa thuận hòa bình bị xé bỏ.

Lực lượng gìn giữ hòa bình do tướng Ondieki cầm đầu đã bất lực và hỗn loạn, đối phó không hiệu quả trước bạo lực. “Hành động của lực lượng quân đội LHQ không đặt dưới mệnh lệnh thống nhất, nhiều mệnh lệnh khác nhau được phát ra cho các đơn vị của Trung Quốc, Ethiopia, Nepal và Ấn Độ; thậm chí mệnh lệnh trái ngược nhau, gây lãng phí sức mạnh của hơn 1.800 binh sĩ tại căn cứ LHQ”. 2 lính người Trung Quốc và nhiều người đã bị thương, 182 nơi trong căn cứ LHQ bị phá hoại bởi đạn pháo và tên lửa, trại tỵ nạn gần đó bị tập kích khiến mấy ngàn nạn dân phải chạy vào căn cứ của LHQ lánh nạn.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.